HOA VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Văn học, Thơ ca, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, và Cuộc sống. Không chính trị và quảng cáo.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          
Thống Kê
Hiện có 57 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 57 Khách viếng thăm :: 2 Bots

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 89 người, vào ngày Wed Mar 06 2024, 05:02
Latest topics
» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Today at 13:21

» Khúc Nhạc Tình Yêu & Câu Chuyện Tình
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Jan 25 2024, 16:22

» Thơ Hay Ngắn
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jan 13 2024, 13:26

» Tôi Yêu Mùa Đông
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sun Dec 24 2023, 18:50

» Thôi Rồi Nỗi Nhớ Còn Đây…
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Dec 21 2023, 16:21

» Buồn Thu
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sun Dec 17 2023, 19:27

» Khúc Nhạc Tình Buồn – 2
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Wed Dec 06 2023, 14:40

» Khúc Nhạc Tình Buồn - 1
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Dec 05 2023, 12:32

» Thẫn Thờ Triền Miên
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Dec 01 2023, 16:32

» THƠ NGẮN
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 27 2023, 16:47

» Tâm Sự Với Trăng
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Nov 21 2023, 21:29

» Thổn Thức Tiếng Lòng
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 17 2023, 13:35

» Vậy Mà Ai Nỡ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 13 2023, 20:47

» Nỗi Nhớ Niềm Thương Dưới Nắng Tà
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Nov 09 2023, 22:35

» Thơ Tình Buồn
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 03 2023, 13:19

» Nửa Mảnh Tình Xa
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Wed Sep 20 2023, 02:14

» Quá Khứ Còn Đâu
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Mon Sep 04 2023, 17:47

» Thơ Những Mối Tình Buồn (2)
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Jul 28 2023, 20:48

» Thơ Những Mối Tình Buồn
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu May 18 2023, 10:10

» Chung Một Cõi Về
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Mon May 01 2023, 18:30

» Xuân Phân Niềm Nhớ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Wed Apr 05 2023, 18:28

» Mê Trần
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sat Mar 11 2023, 19:38

» Tưởng Vọng Cố Nhân
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Mon Feb 27 2023, 22:08

» Thơ Hay Ngắn Trích Đoạn
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Jan 31 2023, 09:32

» Đêm Đông
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Tue Jan 17 2023, 20:09

» 1- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:27

» 2- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:26

» Hương Tình Thu
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Mon Dec 19 2022, 03:42

» lục bát mùa thu
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sun Aug 28 2022, 09:51

» Tháng Tám Về
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Thu Aug 04 2022, 18:42

» dại khờ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Mon Jun 20 2022, 08:32

» Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jun 18 2022, 22:16

» TÌNH QUÊ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Wed Jun 15 2022, 08:36

» hương thầm
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Wed May 25 2022, 08:12

» Trăm Ngày Xuân Vắng Nhau
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sun May 22 2022, 06:01

» nhuộm tóc
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Wed May 18 2022, 10:57

» mùa lúa trỗ bông
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Tue May 03 2022, 10:55

» hè ơi
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Wed Apr 13 2022, 10:21

» Gửi Người Tình Lỡ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sun Apr 03 2022, 17:44

» Biển Chiều Gọi Nhớ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sat Mar 26 2022, 07:20

» nắng tháng ba
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Wed Mar 23 2022, 10:56

» Hai Góc Tình Xa
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sun Mar 20 2022, 20:07

» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Fri Mar 18 2022, 08:43

» Gởi Bạn Tri Âm
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Fri Mar 11 2022, 08:52

» giấc mơ hồng
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sun Feb 06 2022, 08:25

» MỘT CHUYỆN HI HỮU
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Jan 30 2022, 13:23

» tìm lại người xưa
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sun Jan 30 2022, 11:27

» Xuân Là Em
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Sat Jan 29 2022, 21:37

» chúc tết nhâm dần
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 27 2022, 07:48

» vào xuân
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 20 2022, 18:05

» RU ANH NỒNG NÀN (Mimosa)
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Wed Jan 19 2022, 03:04

» nghề nông
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sat Jan 15 2022, 07:18

» sự đời
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Tue Jan 04 2022, 08:39

» tết này em có về không
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sat Dec 25 2021, 17:24

» Tranh Thơ Giáng Thu Xưa
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Giáng Thu Xưa Tue Dec 21 2021, 04:28

» cái còi xe
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Tue Dec 07 2021, 08:59

» nhớ mẹ chiều đông
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Fri Dec 03 2021, 17:17

» khất lấy chồng
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Thu Dec 02 2021, 07:07

» Xướng Họa - Đường Luật
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Gió Bụi Tue Nov 23 2021, 06:54

» Chiếc Nón Bài Thơ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Gió Bụi Sun Nov 21 2021, 08:22

» thầy tôi
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Thu Nov 18 2021, 08:12

» Xoắn Xuýt Tình Thơ
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Tue Nov 16 2021, 09:06

» tuổi già
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sun Nov 07 2021, 06:42

» phận người
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:03

» phận người
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:01

» bà em
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sun Oct 31 2021, 08:32

» nói với con
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Thu Oct 28 2021, 11:05

» giao mùa
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sat Oct 23 2021, 08:23

» tự tình với mùa thu
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Lê Hải Châu Sun Oct 17 2021, 14:45

» Chiều An Lộc
Đưa cha trở lại quê nhà  Emptyby Viễn Phương Thu Oct 14 2021, 20:22

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar

 

 Đưa cha trở lại quê nhà

Go down 
Tác giảThông điệp
Tống Hồ Chất





Đưa cha trở lại quê nhà  Empty
Bài gửiTiêu đề: Đưa cha trở lại quê nhà    Đưa cha trở lại quê nhà  EmptyWed Mar 21 2018, 07:05

       ĐƯA CHA TRỞ LẠI QUÊ NHÀ
 
          Đất nước Việt Nam ta có hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đã có biết bao nhiêu trang sử oanh liệt vẻ vang của ông cha ta đã để lại cho các con cháu mai sau, mà sử sách không thể nào ghi hết lại được trên khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu. Mỗi tấc đất, mỗi làng quê, mỗi tên núi, tên sông, tên biển, tên đảo đều chứa chan những vui buồn, những khổ đau và những hy sinh mất mát vô cùng lớn lao vĩ đại của nhân dân ta. Mỗi tấc đất, mỗi làng quê, mỗi tên núi, tên sông, tên biển, tên đảo đều thấm đậm mồ hôi, nước mắt, máu xương của Ông cha chúng ta, của các anh các chị chúng ta, của những người thân thương chúng ta. Trên mảnh đất hình chữ S này, có được như ngày hôm nay, chúng ta, từ cán bộ cho đến người dân lao động ai ai cũng biết rằng, trong đó ghi công đầu là những lớp lớp người người đã cầm gươm giáo súng đạn ra chiến trường giết giặc, không sợ hòn đạn, mũi tên, không sợ chết chóc và sẵn sàng xả thân mình hy sinh cho Tổ quốc giang sơn mãi mãi được trường tồn, cho cháu con ngày càng thêm yên bình hạnh phúc trên mảnh đất độc lập tự do.
 Ai là người Việt Nam đều phải biết điều đó. Trong tâm tưởng người Việt Nam chúng ta, làm việc gì, đi tới đâu, ở cương vị nào cũng luôn luôn nghĩ tới điều thiêng liêng đó mà tự mình làm việc, suy nghĩ, hành xử làm sao cho xứng đáng với các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống làm cho mảnh đất quê hương mình ngày thêm tươi đẹp phồn thịnh mạnh cường.
                                                *
Ngoài chốn sa trường, trận mạc, chúng ta đều biết, nơi bom đạn tung hoành, sự hy sinh của các chiến sĩ có vô vàn trường hợp khác nhau, trong vô vàn tình huống khác nhau. Những chiến sĩ trong khi chiến đấu ngoan cường vẫn phải làm nhiệm vụ cứu giúp đồng đội bị thương, bảo toàn và di chuyển thi thể đồng đội ngã xuống về tuyến sau một cách nhanh gọn an toàn để cho đơn vị hoặc địa phương ngay nơi diễn ra trận đánh tìm địa điểm an táng tạm thời, vẽ hoặc đánh dấu địa diểm tạm thời đó lại để sau này quy tập về nghĩa trang chung do nhà nước quy định. Suốt ba mươi năm kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ, đã có biết bao nhiêu người con ưu tú của giang sơn gấm vóc ngã xuống. Sau ngày thống nhất đất nước, nhà nước ta mới thành lập các nghĩa trang chung và di chuyển các liệt sĩ từ những địa điểm tạm thời về nghĩa trang chung đó an táng.
                                                          *
          Đối với các anh hùng liệt sĩ và thương bệnh binh, với các vị có công trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Nhà nước ta đã có chính sách cụ thể ngay từ khi chiến sự nổ ra và đã lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm ngày thương binh liệt sĩ, để nhân dân cả nước tưởng niệm, ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ.
          Từ những năm 1990 trở lại đây, điều kiện kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, nhiều gia đình liệt sĩ hoặc là đi đến các nghĩa trang thăm viếng thân nhân mình, hoặc là xin phép nhà nước cho di chuyển hài cốt và vong linh liệt sĩ (người thân của mình) về các nghĩa trang gần hơn để tiện bề lui tới hương khói viếng thăm nhằm thỏa nguyện tình thương ruột thịt.
                                                          *
          Gần đây nhà nước có chủ trương cho phép thân nhân liệt sĩ được di hài cốt và vong linh liệt sĩ về quê nhà xum họp quy tụ với tiên tổ của liệt sĩ. Nhiều gia đình liệt sĩ đã tiến hành làm thủ tục di hài cốt vong linh thân nhân của mình về quê hương một cách trang trọng, mừng tủi hết lòng.
          Tôi cũng đã được một số gia đình thân nhân liệt sĩ mời đi cùng để giúp gia đình thân nhân của liệt sĩ về mặt thủ tục nghi thức tâm linh.
          Gia đình anh Mai Văn Bình ở thôn Động Bồng xã Hà Tiến huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa có thân phụ là Mai Hồng Mật, là liệt sĩ trong kháng chiến chống Mỹ và hài cốt vong linh Liệt sĩ được an táng tại nghĩa trang Độc Lập thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.
Liệt sĩ Mai Hồng Mật sinh năm 1932, hy sinh ngày 18 tháng 4 năm 1965 (tức ngày 17 tháng 3 năm Ất Tỵ) tại chiến trường Thượng Lào.
          Sau đây tôi xin được kể lại toàn bộ sự việc này để mọi người được biết. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui với gia đình anh Mai Văn Bình bởi tâm niệm hơn năm mươi năm nay canh cánh trong lòng niềm thương nỗi nhớ chưa tìm được phần mộ của người cha thân yêu và tình cờ vào năm 2016 đọc được thông báo trên truyền hình mới có dịp tìm ra phần mộ của cha anh.
                                                         
*♦*
          Đoàn của gia đình đi gồm có 10 người:
- Anh Mai Văn Bình, con trai trưởng của Liệt sĩ.
- Anh Mai Hồng Hưng, con trai thứ của Liệt sĩ.
- Chị Đỗ Thị Phượng, vợ của anh Mai Hồng Hưng, con dâu thứ hai của Liệt sĩ.
- Anh Mai Hồng Phong, con anh Mai Hồng Hưng, cháu nội Liệt sĩ.
- Chị Mai Thị Gừng, con gái đầu lòng của Liệt sĩ.
- Anh Tống Văn Khỏe, chồng chị Mại Thị Gừng, con rể của Liệt sĩ.
- Anh Dương Văn Nghệ, con rể thứ hai của Liệt sĩ.
- Anh Mai Thanh Tuấn, con rể thứ ba của liệt sĩ.
- Anh Nguyễn Ngọc Thủy, con rể anh Mai Văn Bình, cháu rể Liệt sĩ.
- Anh Mai Ngọc Quyến, cháu con bác Liệt sĩ.
Cùng đi với đoàn có anh tài Lê Đình Quy và tôi, Hồ Chất, được gia đình mời đi cùng giúp về thủ tục tâm linh.
Anh Mai Văn Bình và con rể Nguyễn Ngọc Thủy làm tiền trạm đi trước chiều ngày mùng 6 tháng 12 năm 2016.
Một giờ sáng ngày mùng 8 tháng 12 năm 2016 (10-11-Ất Tỵ), toàn gia đình và Đoàn đi đã thức dậy để chuẩn bị khởi hành lên đường.
Anh tài Lê Đình Quy nổ máy và xe từ từ chuyển bánh trên đường làng, rẽ ra các tuyến lộ. Ai nấy hồi hộp, trầm tư suy nghĩ miên man.
Từ giữa năm 1965, gia đình anh Mai Văn Bình đã nhận được giấy báo tử của đơn vị cha anh đi chiến đấu báo về, vì điều kiện lúc bấy giờ đế quốc Mỹ đang dùng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam nên không tổ chức lễ truy điệu cho Liệt sĩ cha anh được. Chính quyền và gia đình đành phải gác lại, chờ dịp khác.  
Đến ngày hòa bình thống nhất đất nước, gia đình anh mới bàn bạc lên Điện Biên Phủ đi tìm kiếm phần mộ Liệt sĩ cha anh. Năm lần bảy lượt vượt suối sâu đèo cao vẫn biệt vô âm tín.
Nỗi đau trong lòng người mẹ Đặng Thị Đích (vợ của liệt sĩ) và anh em càng thêm nặng trĩu, đè lên vai năm tháng, khiến lúc nào cũng tưởng như chưa làm tròn trách nhiệm với người đã đi xa, chưa làm tròn đạo hiếu của những người làm con làm cháu. Nhiều đêm trăn trở, mất ăn mất ngủ, cứ như người lơ lửng chốn không gian mênh mông vô tận. Anh em không biết chia sẻ cùng ai. Nhìn thấy bao gia đình đi thăm viếng phần mộ người thân, tâm trạng anh Bình càng thêm day dứt, càng thêm nhớ thương cha da diết...
Cán bộ chiến sĩ và anh em đồng đội cùng đơn vị với Liệt sĩ Mai Hồng Mật còn sống sót trở về vô cùng băn khoăn. Họ không nói với nhau mà âm thầm bảo nhau tìm lại chiến trường xưa, nơi đồng đội tạm thời để Liệt sĩ yên nghỉ, cố nhớ lại cảnh trí chiến địa ngày xưa, hình dung ra chỗ đã đặt Liệt sĩ nằm để lo bề cải cát và đưa hài cốt Liệt sĩ về nước. Năm lần bảy lượt, cán bộ chiến sĩ đơn vị không chùn bước, không nản khó khăn, với quyết tâm cao, đơn vị đã tìm ra được nơi nằm của Liệt sĩ. Theo truyền thống, đơn vị làm thủ tục đưa hài cốt Liệt sĩ lên, chuyển về nghĩa trang nhà nước quy định ở chân đồi Độc Lập thuộc tỉnh Điện Biên ngày nay vào năm 2013.
Từ đó gia đình được biết: tại nghĩa trang liệt sĩ chân đồi Độc Lập thuộc xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên có phần mộ của thân nhân mình. Gia đình lên thăm viếng nhưng biết phần mộ nào khu tả hay khu hữu, hàng thứ mấy, ngôi thứ mấy, bởi ngôi mộ nào cũng có hòn đá bia không đề một chữ. Tháng 10 năm 2016, nhân xem truyền hình, gia đình anh biết được tin phần mộ Liệt sĩ cha có số hiệu 2286 hiện đang nằm ở bên trái hàng hai ô số hai ngôi mộ số ba nghĩa trang Độc Lập. Ngày mùng 2 tháng 12 năm 2016 anh nhận được thông báo của Sở thương binh xã hội tỉnh Thanh Hóa báo về cho phép gia đình anh được lên nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập di chuyển hài cốt cha anh, Liệt sĩ Mai Hồng Mật về lại quê nhà.
Thế là niềm vui đến với gia đình anh. Cả gia đình anh em chuẩn bị ra đi...
Xe lăn bánh trên đường với tốc độ quy định, nhằm hướng Tây Bắc thẳng tiến với niềm vui khó tả.
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image001
1. Xe lên đường đi Điện Biên 
          Con đường đoàn đi trải qua nhiều địa phận đáng ghi nhớ. Qua khỏi làng Động Bồng, quê hương của Liệt sĩ thuộc xã Hà Tiến huyện Hà Trung, chúng tôi đi vào đất huyện Thạch Thành theo đường tỉnh lộ 516 (tức đường đê bờ nam sông Hoạt). Xã Ngọc Trạo huyện Thạch Thành là xã tiếp giáp với quê hương Hà Tiến của chúng tôi. Ở đây có chiến khu Ngọc Trạo. Nơi đây, từ những năm 1941, các đồng chí đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa, tiền thân của Đảng bộ Thanh Hóa đã hội tụ về đây lập cơ sở Cách mạng chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
 
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image003
                   2. Cổng ngoài khu di tích Ngọc Trạo, Thạch Thành, T.H.
Ở Động Bồng xã Hà Tiến quê hương hương chúng tôi cũng có nhiều thanh niên tham gia chiến khu như Vũ Ngân, Vũ Bá, Tống Văn Bời, Tống Văn Oánh,... và sau này các cụ được công nhận là “Lão thành Cách mạng”. Các vị ấy đã đi xa, nhưng công lao của các vị vẫn còn mãi mãi trong lòng nhân dân làng xã chúng tôi.
 
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image005
                             3. Khu nhà tưởng niệm Chiến khu Ngọc Trạo
 
        Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image007
                       4. Tượng đài tưởng niệm Chiến khu Ngọc Trạo
 
Qua chiến khu, theo đường tỉnh lộ 516 đến xà Thành An, rồi xã Thành Thọ, Thành Kim. Xã Thành Kim có quốc lộ 45 đi qua. Xe vào đường quốc lộ 45, rẽ về tay phải hơn trăm mét đến đồi Lau là con đường tỉnh lộ 523. Đoàn chúng tôi rẽ tay trái vào tỉnh lộ 523.
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image009
   5.  Ngã rẽ từ đường tỉnh lộ 516 lên Quốc lộ 45 tại Thành Kim
 
 
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image011
          6. Quốc lộ 45 đi qua xã Thành Kim, Thạch Thành
 
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image013
                               7. Mía đỏ Kim Tân
qua địa phận các xã Thành Trực, Thành Vinh, Thành Mỹ qua cầu sông Bưởi sang Thạch Quảng huyện Thạch Thành.
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image015
                   8. Cầu bắc qua sông Bưởi thuộc địa phận xã Thành Mỹ
          Đến Dốc Trầu thuộc địa phận xã Thạch Quảng là đến đường Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh đi qua xã Thạch Quảng, đoàn chúng tôi rẽ về tay phải, xuyên qua rừng nguyên sinh Cúc Phương khoảng 20 ki lô mét thì sang địa phận tỉnh Hòa Bình, xã Ân Nghĩa thuộc huyện Yên Thủy.
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image017
                    9. Đường Hồ Chí Minh đi qua rừng Cúc Phương
          Qua xã Ân Nghĩa, đến xã Yên Nghiệp huyện Yên Thủy xe chúng tôi rẽ về tay trái đi vào quốc lộ 12B lần lượt qua các xã Vũ Lâm, Liên Vũ bên phải; Tân Mỹ, Hương Nhượng bên trái rồi đến Thị trấn Vụ Bản.
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image019
          10. Qua thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình
Tiếp tục hành trình theo quốc lộ 12B, chẳng mấy chốc, đoàn đã đến thị trấn Mường Khến nằm giữa hai xã Mãn Đức và Quy Hậu thuộc huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Anh tài Lê Đình Quy chỉ việc đánh tay lái quặt về bên trái một góc quay 90 độ là xe đi vào đường quốc lộ số 6 qua Kho Tân Lạc, sân vận động Mường Bi xã Phong Phú, nhà máy chế biến tinh bột sắn Phú Mỹ, rồi đi vào thị trấn Mai Châu huyện Mai Châu
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image021
          11. Qua thị trấn Mai Châu tỉnh Hòa Bình
Qua khỏi thị trấn Mai Châu đến khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia thuộc xã Pà Cò, xã Lóng Luông, đèo Hưa Tạt, vào xã Vân Hồ huyện Vân Hồ đến khu trung tâm du lịch Mộc Châu, liền đó là thị trấn Mộc Châu, địa phận tỉnh Sơn La.
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image023 
                   12. Qua thị trấn Mộc Châu tỉnh Sơn La
Qua thị trấn, xe đi vào xã Chiềng Hắc, đến xã Tú Nang, xã Chiềng Hặc, xã Sặp Vặt vào thị trấn Yên Châu tỉnh Sơn La. Qua một chặng đường ba xã Viêng Làn, Chiềng Pằn, Chiềng Sàng khá ngoằn ngoèo xe vượt qua đèo Chiềng Đông.  Đèo không dài nhưng đi trên đỉnh ngọn núi và khi xuống khá dốc. Anh tài vẫn cho xe chạy đều đều, luôn miệng hát những bài ca anh thích.
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image025
      13. Ảnh nhà máy đường Sơn La
Qua khỏi đèo Chiềng Đông đến xã Cò Nòi và nhà máy đường Sơn La nằm ngay cạnh bên trái đường đi, tiếp đó là thị trấn Hốt Lót, hồ Tiền Phong bên phải, sân bay Nà Sản và xa xa kề cạnh sân bay là đồi chè xanh tươi mát rượi thuộc xã Chiềng Mung. Tiếp đó xe chúng tôi đi vào thành phố Sơn La non trẻ nhưng đầy vẻ uy nghi hiện đại. Nhịp sống trong thành phố cũng tấp nập rộn ràng như bao nhiêu phố phường đô thị miền xuôi. Chúng tôi bắt gặp những cô gái chàng trai Thái Mèo hân hoan vui vẻ trong bộ quần áo dân tộc sặc sỡ đủ màu hòa cùng các thiếu nữ, thanh niên miền xuôi làm ăn buôn bán tấp nập, bận rộn, nhịp nhàng. Chúng tôi cũng bắt gặp những đám cưới tổ chức cùng hình thức như miền xuôi, rước dâu có xe hoa đưa đón, cô dâu trong bộ áo váy dài lịch sự và trang điểm lộng lẫy. Những bài ca tình cảm chứa chan vang vọng núi rừng khiến cây lá cũng bồi hồi xúc động...
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image026  Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image027
                       14-15. Đoàn đi qua thành phố Sơn La
Qua thành phố Sơn La, xe bon bon trên quốc lộ 6 mịn màng, êm ái như tấm lòng của người dân bản lại qua khi nhìn thấy băng zôn đỏ tươi có dòng chữ vàng rực “XE ĐƯA ĐÓN HÀI CỐT LIỆT SĨ” dán ngay ngắn trên mui xe mà anh Mai Hồng Hưng đã chuẩn bị sẵn, lại đưa đoàn chúng tôi đi tiếp. Nào Chiềng Cọ, Chiếng Đen; nào Bon Phặng, Chiềng Pấc. Tại xã Chiềng Pấc, bên tay trái là khu di tích lịch sử Đồn, đánh dấu nơi đế quốc Mỹ đã cho quân nhảy dù xuống chiếm đóng để cứu bọn giặc lái trong chớp nhoáng. Cách đó không xa phía bên phải là khu trường Tiểu học và Trung học cơ sở rộng rãi khang trang, hàng ngày các em lui tới học hành như muốn chỉ cho thế lực thù địch biết  rằng: “Có thế hệ tương lai của đất nước Lạc Hồng đang sẵn sàng túc trực nơi đây và trên khắp giải đất này”
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image028  Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image029 
         16-17. Quang cảnh tổ chức đám cưới ở Tây Bắc
Xe tiến vào địa phận hai xã Tòng Lệnh và Thom Môn đi vào thị trấn Thuận Châu trên đất xã Chiềng Ly
 Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image030
          18. Thị trấn Thuận Châu huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La
Trời đã sang quá ngọ, xe qua nhà máy gạch Chiềng Pha có hàng chục công nhân đang hối hả làm việc. Họ nhìn xe nhìn đoàn với ánh mắt thân thiện. Chúng tôi mỉm cười vẫy tay với họ. Họ cũng dơ tay vẫy theo chúng tôi và cười. Không khí trong xe vui nhộn hẳn lên.
 Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image032
          19. Đoạn đường tại bản Huổi Ái xã Phổng Lái, chân đèo Pha Đin
                         thuộc huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La
          Men theo sườn núi đồ sộ phía tây nam xã Phổng Lái, xe đoàn chúng tôi vào bản Huổi Ái, giáp chân đèo Pha Đin có tiếng xưa kia tại miền Tây Bắc. Ai nấy, tuy không nói một lời với nhau, nhưng cùng chung một ý nghĩ, vào mùa thu đông năm 1953, hàng vạn cha anh Thanh Hóa mình đã vai gồng, vai vác, tay thồ đi phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ, vượt qua dốc này bằng đôi chân dẻo dai không một lời kêu ca, chỉ có tinh thần vì non sông mau chóng được tự do độc lập, được hòa bình yên ổn làm ăn sinh sống. Tiếng hát, câu hò từ đèo cao vẳng vọng:
          Hò dô ta nào... kéo pháo ta vượt qua đèo...
          Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi...
          Xe đoàn chúng tôi từ từ lên đèo.
          Thấy anh tài Lê Đình Quy cho xe “từ từ” lên đèo, tôi khẽ hỏi anh:
          - Có mệt lắm không?
          - Cháu vui và tự hào lắm chứ!
          Rồi anh tăng ga cho xe tăng tốc coi như không có con đèo. Phải. Anh tài cũng đang có khí thế “quyết tâm còn cao hơn đèo” mà ông cha xưa truyền lại. Mọi người nghe câu anh Quy trả lời câu tôi hỏi cũng thấy vui lên, phấn chấn lên. Có anh, có chị nối câu nhau khẽ hát bài “Hò dô ta...”.
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image034
                   20. Đỉnh đèo Pha Đin, biển địa giới Sơn La Điện Biên
          Đèo Pha Đin nằm trên quốc lộ 6, có chiều dài 33 km, từ ki lô mét 366 đến ki lô mét 399 từ xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La đi sang xã  Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên. Đỉnh đèo là địa giới của hai tỉnh. Dốc đông thuộc tỉnh Sơn La có 60 cua nguy hiểm, có độ dốc 10 độ. Dốc tây thuộc tỉnh Điện Biên có 65 cua nguy hiểm, có độ dốc 11, 12 độ. Trong đó có 6 ki lô mét, từ ki lô mét 391+700 đến ki lô mét 398+500 có 30 cua đặc biệt nguy hiểm với độ gấp khúc và độ dốc cao 13, 14 độ. Tên gọi của đèo bắt nguồn từ tiếng Thái “Phạ Đin”. “Phạ”có nghĩa là trời, “Đin” có nghĩa là đất. “Phạ Đin” bao hàm ý nghĩa nơi đây là chỗ trời với đất giáp nhau, liền nhau, qua lại liên hệ với nhau được.
          Lên đến đỉnh đèo, các anh chị trong đoàn lại ngâm nga:
                   Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ
                   Đèo Lũng Lô anh hò chị hát
                   Dù bam đạn xương tan thịt nát
                   Không sờn lòng không tiếc tuổi xuân...
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image036
                             21.Dân công tiếp vận thời năm 1953
          Từ những năm 2006 đến 2009. Nhà nước ta đã mở mang kiến thiết lại con đường này và nhiều tuyến đường khác. Quốc lộ 6 được mở rộng thêm đủ cho hai làn xe đi lên, đi xuống tránh nhau và hai bên có đường riêng cho xe thô sơ, người đi bộ. Những cua nguy hiểm có đường cứu hộ. Trên đèo có đầy đủ các biển báo theo luật giao thông cho tài xế để xử lý kịp thời tốc độ xe, phanh hãm xe cho chạy an toàn. So với đường 6 cũ, Nhà nước có làm đoạn mới ở phía bên trái đường cũ cao 1000m, thấp hơn đường cũ 500m.
          Tới đất Điện Biên, bản đầu tiên chúng tôi đến là bản Som xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo và thị trấn Tuần Giáo, nơi các cơ quan UBND huyện Tuần Giáo trị sự.
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image038    Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image040
                      22-23. Các cô gái dân tộc Mèo ở thị trấn Tuần Giáo
          Đến đây, xe không đi theo quốc lộ 6 nữa (vì quốc lộ 6 lên tận Mường Lay, giáp tỉnh Lai Châu, xa thêm vài trăm ki lô mét nữa) nên đoàn rẽ sang trái theo quốc lộ 279 xuống huyện Điện Biên.
          Lần lượt xe qua các bản Bánh, bản Vánh, bản Veng, bản Bó,bản Cò Loòng, bản Búng Lao... đến thị trấn Mường Áng
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image042
     24. Quang cảnh thị trấn Mường Áng
Qua thị trấn Mường Áng         vài chục ki lô mét chúng tôi đến nhà máy thủy điện Thác Bay, qua hồ nhỏ Nà Lợi bên đường vào địa giới thành phố Điện Biên.
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image043  Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image044
25- 26: Biển báo và trung tâm thành phố Điện Biên
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image046                     Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image048
      27.Đồi Độc Lập                             28.Thành phố Điện Biên
          Chúng tôi đến chân đồi Độc Lập thuộc xã Thanh Nưa vào đúng 16 giờ cùng ngày. Anh Mai Văn Bình và con rể Nguyễn Ngọc Thủy, ra đón Đoàn. Anh Bình và cháu Thủy lên xe, đưa chúng tôi vào nhà nghỉ của Sở Thương binh xã hội tỉnh Điện Biên. Thu xếp hành lý xong xuôi, anh Bình đưa đoàn ra nghĩa trang Độc Lập.
 
                   Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image050
                  
              29. Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại nghĩa trang Độc Lập
 
 Cả đoàn xuống xe tiến vào nghĩa trang có bảo vệ dẫn đường. Đến phần mộ của Liệt sĩ Mai Hồng Mật, đoàn làm lễ chào. Tôi và anh Bình tiến lên phía trước, cả đoàn nghiêng mình vái lạy.
Mỗi người một nén hương, chúng tôi lần lượt dâng lên. Chúng tôi trở ra xe về nhà khách của Sở Thương binh xã hội tỉnh Điện Biên. Tối hôm đó anh chị em trong đoàn đã đi nghỉ sớm.         
                                                *
Theo lịch trình, đúng 1giờ sáng         ngày hôm sau (mùng 9-12-2016), toàn đoàn thức dậy ra nghĩa trang.
Lúc này có thêm mấy đồng chí cán bộ của Sở Thương binh xã hội tỉnh Điện Biên và Phòng Thương binh xã hội huyện Điện Biên, đại diện Ủy Ban nhân dân xã Thanh Nưa cũng vừa đến kịp.  
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image052
                   30. Phía bên trái của nghĩa trang Độc Lập,
  nơi để hài cốt Liệt sĩ Mai Hồng Mật
          Tất cả mọi người cùng bái lạy Liệt sĩ ba lạy. Các chị òa lên khóc nức nở.
Chúng tôi cũng không cầm được lòng, gạt nước nước mắt đang trào ra bởi các con cháu của Liệt sĩ nay đã hơn năm sáu mươi tuổi đời chưa biết rõ mặt người cha, người ông, thì giờ đây đang được nhìn thấy hài cốt của cha ông mình một cách rõ ràng tường tận.
Các anh phục vụ tại nghĩa trang cẩn thận quàng dây vào nắp mộ nhẹ nhàng dùng đòn nhấc nắp mộ ra. Một lớp cát đầy ắp bao phủ lấy tiểu cốt của Liệt sĩ. Các anh từ từ cầm xẻng và bay xúc cát ra hai bên thành mộ. Một lát sau, tiểu sành có quách bao hiện rõ. Con cháu mắt rớm lệ, nín thở chăm chú nhìn. Ôi, Cha! Ôi bố! Ôi, Ông đây rồi! Sung sướng, mừng vui xen lẫn tiếc thương, buồn tủi hơn năm mươi năm trời xa cách! Các anh phục vụ cẩn thận đưa quách và tiểu của Liệt sĩ lên bình địa. Các anh lau chùi sạch sẽ. Quách và tiểu trông như còn mới nguyên.
Các con cháu yêu cầu được nhìn thấy hài cốt của Cha, Ông. Anh Bình chiều ý các em, mở nắp tiểu ra. Hài cốt của Liệt sĩ vẫn còn đầy đủ hoa quan và xương cốt tứ chi. Thế là tốt lắm rồi. Con cháu hả hê, không có điều gì phải băn khoăn lo lắng nữa cả, bởi cái lọ thủy tinh chứa số 2286 vẫn còn nguyên ở trên đầu góc trái của tiểu. Một phút trôi qua, anh Bình đậy nắp tiểu lại, quấn vải đỏ xung quanh và phủ lá cờ đỏ sao vàng mới tinh lên nắp quách.
          Đoàn nghinh tiểu hài cốt của Liệt sĩ ra giữa lễ đài nghĩa trang, làm lễ chào các Liệt sĩ
Tiếp đó đoàn con cháu nghinh tiểu hài cốt Liệt sĩ ra xe
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image054
 
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image056 
                             31-32. Đưa hài cốt liệt sĩ ra xe
          Cả đoàn ngồi ngoài xe cùng với tiểu hài cốt Liệt sĩ. Anh Bình thay mặt Đoàn chào các đại diện quản trang và chính quyền của xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên cũng như đại diện Sở Phòng Thương binh xã hội huyện tỉnh.
          Chúng tôi lên xe.
          Lúc này đúng 3 giờ 30 phút sáng ngày mùng 9 tháng 12 năm 2016, tức ngày 11 tháng 11 năm Bính Thân.
          Trời không rét nhưng sương đêm phủ xuống dày đặc làm ai nấy cũng thấy lạnh. Cái mũ len và áo để bên ngoài của tôi ướt đẫm đến kinh hoàng. Thế mà chẳng có ai tỏ vẻ khó chịu hay than phiền gì cả. Niềm vui sướng đã hoàn thành nhiệm vụ ra đi làm cho khí thế ấm cúng hẳn lên.
          Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image058
            33. Trên đường về lúc bốn giờ sáng ngày 8 tháng 12 năm 2016
                                                          *
          Trên đường về ngày 9 tháng 12 năm 2016. Theo con đường đã đi lên, bây giờ cùng với với hài cốt và vong linh Liệt sĩ Mai Hồng Mật, đoàn chúng tôi lại trở về quê nhà. Anh tài nói với anh em: “Xin các anh các chị cho phép em không mở loa đài ca nhạc nữa.”. Phải, việc làm đó là đúng, tuy không nói ra nhưng tâm thâm tôi cũng tán đồng.
          Trên xe, Hài cốt của Liệt sĩ được đặt ngay ngắn phẳng phiu ngay hàng ghế đầu cửa ra vào, hai bên là chị Gừng và anh Hưng kề cạnh để khi cần thiết kịp thời xử lý.
          Xe rời thành phố Điện Biên, xa dần nghĩa trang Độc Lập.
Xin tạm biệt Điên Biên, tạm biệt các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang Độc Lập và các nghĩa trang Điện Biên Phủ.
“Tôi, Mai Hồng Mật, bạn chiến đấu của các đồng chí tại đất bạn Lào đây, đã cùng ở với các đồng chí hơn năm mươi năm qua, bao nhiêu vui buồn ngày đêm chia sẻ, bao nhiêu tình cảm dạt dào, bao nhiêu kỷ niệm sắc sâu gắn bó. Làm sao tôi có thể quên được? Xa các bạn tôi nhớ lắm, tôi buồn lắm! Nhưng các bạn ạ, ai cũng có một mái ấm gia đình, ai cũng có một tình yêu thương ruột thịt không thể nào rởi bỏ được. Các bạn hết sức thông cảm cho tôi. Nhiệm vụ đối với Tố quốc non sông chúng ta đã hoàn thành tốt đẹp. Giờ này, tôi được các con cháu rước về quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn tám mươi tư năm qua và cách xa hơn nửa thế kỷ ông bà cha mẹ của tôi, Tôi phải đi đây, đi làm nhiệm vụ tình nghĩa của người con, của người cha cho trọn vẹn hơn nữa mà những tháng ngày qua tôi còn dang dở. Hẹn có ngày lên thăm các bạn. Tạm biệt các bạn, tạm biệt núi rừng Tây Bắc thân yêu.”
Các con cháu ngồi trên xe nghe văng vẳng lời Cha ông mình đang cười nói cùng đồng đội, đang vội vã bắt tay đồng đội giờ phút ra đi, trở về quê hương yêu dấu. Có biết bao nhiêu đồng đội đang đi theo đưa tiễn Ông cha về cùng cháu con vẫy tay không ngớt. Ông cha mình sao mà luyến lưu làm vậy. Ấy cái tình người, tình đồng chí trong chiến đấu vì nhân dân, vì Tổ quốc nó thế, hỡi những người cháu con còn sống! Hỡi những người đang lăm le lao vào cái xã hội phồn hoa đầy nhiễu nhương ám muội!
Sương mù vẫn dày đặc bao quanh xe. Ánh đèn không đủ xa mà xe vẫn cứ giữ đều tốc độ vun vút lao đi. Dường như trời đất cũng cảm thương cho Các Liệt sĩ đã bao nhiêu năm trời xa nhà, xa vợ con yêu quý nay mới được xum vầy. Mù sương sa xuống bao lấy như muốn nói lời chia sẻ với các cháu con:
          Bởi chưng vì nước vì non
          Chứ đâu có muốn cháu con thế này.
          Ngược xuôi lặn lội bao ngày
          Đến giờ mới được thấy đây... cốt hài!
          Của người ruột thịt hôm mai
          Để cho xum họp lâu dài muôn thu...
Xe đang lăn bánh trên đèo Tà Cơn xã Dân Hòa huyện Tuần Giáo. Liệt sĩ còn đang quyến luyến với Điện Biên mà. Vâng, cũng như Liệt sĩ, tuy không phải là quê hương của mình, không phải là người sinh ra trên mảnh đất này nhưng trong lòng cũng bâng khuâng khó nói. Có phải chăng mảnh đất Điện Biên ngày nay vẫn còn chứa nặng những tấm lòng của người chiến sĩ vì nghĩa quên thân, vì dân quên mình? Phải chăng vong linh của hàng vạn anh hùng liệt sĩ đang lặng lẽ bên nấm mồ, bên hài cốt của mình còn đang trăn trở băn khoăn vì nỗi lo sự thế?
Không, nhân dân cả nước Việt Nam này đều biết các anh, đều thương nhớ các anh, không những ở mảnh đất Điện Biên này mà ở khắp các nghĩa địa của non sông. Công của các anh lớn lắm. Biển trời không đong nổi. Núi cao rừng sâu, suối thẳm không đọ nổi. Chẳng có ai dám sánh cùng các anh!
Anh Bình cũng như cả Đoàn chìm trong những hình ảnh của người cha xa xưa hiện về. Không một ai để ý đến phong cảnh rừng núi điệp trùng hai bên đường nữa. Dường như cái vẻ đẹp bên ngoài, cái phồn thịnh của xã hội, cái duyên dáng chắc khỏe của con người vùng Tây Bắc không xoa dịu tấm lòng ưu tư của những người con người cháu Liệt sĩ.
Xe cứ lướt đi một cách nhẹ nhàng...
                                                *
Năm 1954, hòa bình lập lại trên miền Bắc nước ta. Người lính trẻ Mai Hồng Mật, được về phép thăm quê nhà và cưới vợ là cô gái nơi đồng chiêm trũng xinh đẹp. Anh cùng vợ trở lại Tây Bắc cùng anh em mở mang khai phá núi rừng thành những      nông trường, xí nghiệp tại cao nguyên Mộc Châu. Anh Bình và các em đã sinh ra trên mảnh đất sữa thơm ngát núi rừng này. Mười năm sau, năm 1964, đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, giúp bọn phỉ Vàng Pao chiếm cứ Thượng Lào nhằm tràn vào Tây Bắc nước ta, khống chế cứ địa hiểm yếu, thực hiện âm mưu tiêu diệt hậu phương của ta cung cấp nhân tài vật lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sĩ quan Mai Hồng Mật xung phong tình nguyện sang giúp nước bạn Lào đánh đuổi tay sai Vàng Pao.
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image060
34. Nông trường Mộc Châu, nơi ở xưa của Liệt sĩ và gia đình
Nhiều đêm, anh kề bên vợ và các con, tâm sự:
- Bấy lâu nay gia đình mình cùng với đồng đội đã góp một phần công sức xây dựng vùng quê hương thứ hai này nên xanh tươi trù phú và hạnh phúc của chúng mình cùng các con đang đà lên phơi phới. Nhưng cuộc sống của gia đình ta, của gia đình các bạn ta, của nhân dân ta không bao giờ được yên ổn vì bọn đế quốc thực dân luôn luôn có dã tâm xâm lược, bắt dân ta phải làm nô lệ cho chúng.
Em nghĩ thế nào trong tình thế hiện nay?
Chị Đích nhìn chồng âu yếm:
- Vâng, đất nước đang lâm vào cơn nguy biến. Là trang nam nhi, là người chiến sĩ, trách nhiệm nặng nề thiêng liêng của nhân dân giao phó, anh hãy đảm nhiệm cho tròn. Em và các con đã sẵn sàng để anh cùng đồng đội ra đi ...
Niềm vui sướng của anh trào lên, sự hãnh diện của anh có người vợ trẻ thấu hiểu tình hình nóng bỏng của giang sơn Tổ quốc và ý nguyện cao cả của anh, anh trút hết tấm lòng yêu thương cho chị và cho các con yêu quý.
Ngày ra đi, giây phút chia tay vợ và các con xúc động nghẹn ngào. Không nói nên lời, anh ôm hôn vợ và các con, hẹn ngày mai chiến thắng trở về...
Nhưng rồi... cuối năm 1965, tin dữ báo về, chị Đặng Thị Đích, không khóc, nước mắt chảy dòng trên hai gò má, dõi sang đất bạn với vẻ kiên định vững vàng như  lúc anh hiên ngang trên đường ra trận. Chị biết, không phải một mình anh ngã xuống, trong trận chiến một mất một còn này, còn có bao nhiêu đồng đội cùng anh đã anh dũng hy sinh...
Chị nén lại lòng mình cho các con được hồn nhiên vui vẻ. Chị từ đó hết lòng dồn tình thương cho các con và gắn bó cùng đồng đội của anh còn ở lại làm nhiệm sản xuất hậu cần xây dựng Mộc Châu giàu đẹp hơn nữa. Sáu bảy năm sau, năm 1971, chị xin cấp trên cho chị và các con được trở về quê nhà bên bờ sông Hoạt, Động Bồng, Hà Tiến thân yêu, sau gần 20 năm xa cách...
                                                *
Thời gian trôi đi, nhanh chóng. Mọi người đang mải mê suy nghĩ hồi tưởng về người cha, người ông liệt sĩ của mình, về người mẹ tận tụy của mình, về những kỷ niệm riêng tư của mình với cha khi còn thơ ngây bé bỏng trên đất Mộc Châu. Đường về địa phận Thanh Hóa chẳng mấy chốc đã tới nơi.
Đưa cha trở lại quê nhà  Clip_image062
35. Ngã tư Phố Cát
Xe lại theo đường Dốc Tràu đi vào Thạch Thành. Đến đất Kim Tân xã Thành Kim, anh Bình bảo anh tài rẽ về tay trái lên Phố Cát. Anh nói với các em:
- Ngày xưa, Bố chúng ta cũng đi theo con đường này về thăm ông bà. Khi đi cũng con đường này. Bây giờ anh em ta đưa Bố về quê cùng mẹ, cùng Ông Bà
Tiên tổ cũng theo đường này các em các cháu ạ.
          Phải lắm. Anh Hưng ngồi bên tiểu hài cốt Bố mình thỏ thẻ như nói với chính mình:
          - Bố ạ, bố cứ theo đường cũ về với chúng con. Bây giờ đường xá đã khác ngày xưa xa lắm rồi. Có nhiều thay đổi lắm. Rồi các con sẽ kể cho Bố nghe...
          Ai cũng thế, đâu có phải chỉ riêng các con cháu của Liệt sĩ? Những người đã ra đi, dù ở trong trường hợp nào, người thân còn lại vẫn xem như còn sống ở trên đời, vẫn chuyện trò tâm tình trao đổi một cách rất tự nhiên mà ai ai cũng thấy hợp lý hợp lẽ vô cùng. Cái tình thâm máu mủ là vậy.
          Lại có tiếng chuông điện thoại di động của ai đó réo lên. Ở nhà con cháu hỏi thăm xe đã tới đâu. Từ ngày hôm qua đến ngày hôm nay, không biết đã bao nhiêu lần chuông điện thoại của các anh chị trong Đoàn réo lên. Con cháu tại nhà hoặc ở nơi xa không có điều kiện về ai ai cũng đều mong ngóng theo dõi từng chặng đường đi của Đoàn xe con cháu. Làm sao mà không quan tâm đến được khi đại gia đình anh em chú bác bên nội bên ngoại đã thống nhất kế hoạch, khi đại gia đình đang tập trung đón tiếp Ông Cha mình hơn nửa thế kỷ xa xôi vắng biệt nay mới trở về.
Đường càng gần lại, nỗi hồi hộp càng tăng, lòng náo nức xen lẫn tủi hờn càng rộn lên. Qua cầu Ngang, sang đất xã nhà, về đến làng Đồng Ô đã thấy có cháu vội vàng chạy xô tới. Ai nấy vội vàng quấn lên đầu chiếc khăn tang trắng. Đến công sở xà Hà Tiến, xe chạy chậm lại. Đoàn con cháu anh em cùng dân làng ở nhà đã nhanh chóng xếp thành hàng ngay ngắn, đầu quấn khăn tang trắng xóa chắp tay đứng đợi sẵn.
          Phải, ngày ấy, khi đơn vị báo tử về, vì chiến tranh ác liệt, chị Đích và các con còn trên mành đất Mộc Châu nên việc làm lễ trang trọng cho Liệt sĩ  hãy còn gác lại cho đến hôm nay...  
                                                          Viết nhân ngày 22 tháng 12 năm 2016
                                                                             HỒ CHẤT
Về Đầu Trang Go down
 
Đưa cha trở lại quê nhà
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HOA VIÊN :: VƯỜN THƠ - VĂN :: VĂN HỌC :: Truyện - Sáng Tác-
Chuyển đến