HOA VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Văn học, Thơ ca, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, và Cuộc sống. Không chính trị và quảng cáo.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          
Thống Kê
Hiện có 46 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 46 Khách viếng thăm :: 2 Bots

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 89 người, vào ngày Wed Mar 06 2024, 05:02
Latest topics
» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Today at 13:21

» Khúc Nhạc Tình Yêu & Câu Chuyện Tình
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Jan 25 2024, 16:22

» Thơ Hay Ngắn
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jan 13 2024, 13:26

» Tôi Yêu Mùa Đông
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sun Dec 24 2023, 18:50

» Thôi Rồi Nỗi Nhớ Còn Đây…
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Dec 21 2023, 16:21

» Buồn Thu
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sun Dec 17 2023, 19:27

» Khúc Nhạc Tình Buồn – 2
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Wed Dec 06 2023, 14:40

» Khúc Nhạc Tình Buồn - 1
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Dec 05 2023, 12:32

» Thẫn Thờ Triền Miên
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Dec 01 2023, 16:32

» THƠ NGẮN
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 27 2023, 16:47

» Tâm Sự Với Trăng
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Nov 21 2023, 21:29

» Thổn Thức Tiếng Lòng
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 17 2023, 13:35

» Vậy Mà Ai Nỡ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 13 2023, 20:47

» Nỗi Nhớ Niềm Thương Dưới Nắng Tà
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Nov 09 2023, 22:35

» Thơ Tình Buồn
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 03 2023, 13:19

» Nửa Mảnh Tình Xa
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Wed Sep 20 2023, 02:14

» Quá Khứ Còn Đâu
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Mon Sep 04 2023, 17:47

» Thơ Những Mối Tình Buồn (2)
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Jul 28 2023, 20:48

» Thơ Những Mối Tình Buồn
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu May 18 2023, 10:10

» Chung Một Cõi Về
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Mon May 01 2023, 18:30

» Xuân Phân Niềm Nhớ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Wed Apr 05 2023, 18:28

» Mê Trần
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sat Mar 11 2023, 19:38

» Tưởng Vọng Cố Nhân
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Mon Feb 27 2023, 22:08

» Thơ Hay Ngắn Trích Đoạn
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Jan 31 2023, 09:32

» Đêm Đông
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Tue Jan 17 2023, 20:09

» 1- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:27

» 2- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:26

» Hương Tình Thu
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Mon Dec 19 2022, 03:42

» lục bát mùa thu
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sun Aug 28 2022, 09:51

» Tháng Tám Về
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Thu Aug 04 2022, 18:42

» dại khờ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Mon Jun 20 2022, 08:32

» Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jun 18 2022, 22:16

» TÌNH QUÊ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Wed Jun 15 2022, 08:36

» hương thầm
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Wed May 25 2022, 08:12

» Trăm Ngày Xuân Vắng Nhau
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sun May 22 2022, 06:01

» nhuộm tóc
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Wed May 18 2022, 10:57

» mùa lúa trỗ bông
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Tue May 03 2022, 10:55

» hè ơi
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Wed Apr 13 2022, 10:21

» Gửi Người Tình Lỡ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sun Apr 03 2022, 17:44

» Biển Chiều Gọi Nhớ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sat Mar 26 2022, 07:20

» nắng tháng ba
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Wed Mar 23 2022, 10:56

» Hai Góc Tình Xa
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sun Mar 20 2022, 20:07

» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Fri Mar 18 2022, 08:43

» Gởi Bạn Tri Âm
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Fri Mar 11 2022, 08:52

» giấc mơ hồng
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sun Feb 06 2022, 08:25

» MỘT CHUYỆN HI HỮU
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Jan 30 2022, 13:23

» tìm lại người xưa
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sun Jan 30 2022, 11:27

» Xuân Là Em
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Sat Jan 29 2022, 21:37

» chúc tết nhâm dần
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 27 2022, 07:48

» vào xuân
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 20 2022, 18:05

» RU ANH NỒNG NÀN (Mimosa)
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Wed Jan 19 2022, 03:04

» nghề nông
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sat Jan 15 2022, 07:18

» sự đời
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Tue Jan 04 2022, 08:39

» tết này em có về không
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sat Dec 25 2021, 17:24

» Tranh Thơ Giáng Thu Xưa
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Giáng Thu Xưa Tue Dec 21 2021, 04:28

» cái còi xe
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Tue Dec 07 2021, 08:59

» nhớ mẹ chiều đông
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Fri Dec 03 2021, 17:17

» khất lấy chồng
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Thu Dec 02 2021, 07:07

» Xướng Họa - Đường Luật
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Gió Bụi Tue Nov 23 2021, 06:54

» Chiếc Nón Bài Thơ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Gió Bụi Sun Nov 21 2021, 08:22

» thầy tôi
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Thu Nov 18 2021, 08:12

» Xoắn Xuýt Tình Thơ
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Tue Nov 16 2021, 09:06

» tuổi già
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sun Nov 07 2021, 06:42

» phận người
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:03

» phận người
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:01

» bà em
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sun Oct 31 2021, 08:32

» nói với con
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Thu Oct 28 2021, 11:05

» giao mùa
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sat Oct 23 2021, 08:23

» tự tình với mùa thu
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Lê Hải Châu Sun Oct 17 2021, 14:45

» Chiều An Lộc
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Emptyby Viễn Phương Thu Oct 14 2021, 20:22

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar

 

 CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU

Go down 
Tác giảThông điệp
Tống Hồ Chất





CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU Empty
Bài gửiTiêu đề: CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU   CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU EmptyWed Jun 27 2018, 17:57

5. GẶP NGUYỄN DU

Tạm biệt chị em Nàng Thúy Kiều, năm chúng tôi lại lên đường.
-- Chúng ta đến thăm Nhà Đại Thi Hào Nguyễn Du đi các anh, vợ tôi bảo. Mọi người đều hưởng ứng. Vợ tôi nói tiếp: Quả đúng là một nhà thơ thiên tài, hình ảnh Nàng Kiều xinh đẹp, tình cảm yêu đời, yêu người chứa chan thấm đượm vào từng câu từng chữ thơ của Ông, làm thiên hạ phải say mê...
Chẳng mấy chốc, cách cầu Bến Thủy  năm cây số, khu di tích Tiên Điền, hiện ra. Đây là nơi Nhà Thơ “sinh sống”. Chúng tôi từ trên cao nhìn xuống, một cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ và nên thơ vô cùng hòa quyện vào nhau làm chúng tôi xúc động bồi hồi như nỗi lòng Chàng Kim lần đầu gặp Thúy Kiều để “Với cành thoa ấy tức thì đổi trao”.
Chúng tôi còn đang ngẩn ngơ trước cảnh đẹp tuyệt vời thì đã nghe có tiếng ân cần mời ở phía sau vọng tới. Chúng tôi định thần, quay lại nhìn thì nhận ra ngay Bà Trần Thị Tần, mẫu thân của Thi Hào, tay cầm gậy trúc đang bước đi thong thả. Chúng tôi vội chắp tay cúi chào kính cẩn:
-- Chào Bà ạ.
Bà Tần nhỏm nhẻm nhai trầu, tươi cười đáp lại:
-- Tôi vừa mới sang Hoa Thiều về thì gặp các ông. Em nó đang ở nhà đấy. Các ông vào nhà đi.
Bà Tần dẫn chúng tôi vào nhà.
Thấy mẹ, Nguyễn Du vội vàng bỏ quyển sách đang cầm trên tay lên án thư rồi chạy ra đỡ mẹ, niềm nở chào chúng tôi và mời chúng tôi sang phòng khách:
          -- Đã lâu lắm nay mới được tiếp kiến gia đình Ngài Táo và phu thê thầy giáo đấy. Nói xong, Thi Hào lần lượt bắt tay và ôm hôn chúng tôi một cách thân thiết.
          Sau một tuần trà, Thi Hào hỏi chúng tôi:
          -- Chẳng hay Ngài Táo có chuyện gì mới muốn đến thông báo cho tôi biết chăng?
          -- Có đấy. Chuyện là thế này: Năm Nhâm Thìn, 2012; cái nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin của Việt Nam có cho ra đời một bản “Truyện Kiều” do Đỗ Minh Xuân chủ trì biên tập và do lão giáo Vũ Khiêu giới thiệu. Thi sĩ có được tác giả biếu một bản nào không? Táo Em đỡ lời anh.
          Thi Hào chưa kịp nói gì thì Bà Táo đã nhanh nhảu:
          -- Nhà tôi cũng có một bản. Tôi đọc mà cảm thấy hay lắm.
          Táo Anh quay lại nhìn thẳng vào Bà Táo:
-- Hay gì mà hay...
          -- Là em nói hay là hay kiểu khác, hay với họ chứ, có hay gì với chúng ta đâu.
          -- Chưa gì mà Nhà Táo – tôi xen vào – đã đem cái chuyện mấy thằng vô học, đạo đức suy đồi ấy ra nói làm mất vui đi...
          -- Nhưng làm sao? Thi Hào hỏi lại
          Táo Anh biết là Táo Em và vợ mình đã đưa cái chuyện lố lăng ấy ra nói nên không thể dấu được đành phải nói toạc móng heo ra:
          -- Chả là thế này, cái lão Đỗ Minh Xuân ấy chả hiểu làm sao đem bản Truyện Kiều của Ông ra sửa chữa đi cả thành một bản mới hoàn toàn và hắn gọi là “phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại quần chúng” dễ hiểu vì hắn “gạt bỏ những câu chữ khó hiểu để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt”. Ví dụ như câu số 512, Ông viết “Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương” thì lão Đỗ chữa lại là “Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”...
-- Là em nói hay cái chỗ ngược đời ấy. Câu ấy là nằm trong đoạn Thi sĩ cho Kim Trọng và Nàng Kiểu gặp nhau dưới trăng, Nàng Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe. Lúc ấy, vì tình yêu và tiếng đàn hay mà “sóng tình dường đã xiêu xiêu, xem trong âu yếm có chiều lả lơi” nên Thúy Kiều mới nói ra câu ấy để thức tỉnh chàng Kim, ngăn chàng Kim đừng làm chuyện như nàng Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy khi ở trong chùa Phổ Cứu...
          -- Đúng là cả hai thằng ngu hết chỗ nói. Thằng viết đã dốt đặc thì thôi, đến cái thằng giới thiệu lại càng dớ dẩn hơn nữa. Câu Nàng Kiều dùng ẩn dụ theo sự tích Thôi Trương để khuyên người yêu đừng làm chuyện “trên bọc trong dâu” và như vậy mới đúng với tính cách thanh cao dịu dàng của nàng chứ. Còn câu hai thằng tự ý thay đổi nó chả ra làm sao cả, vừa thô thiển, vừa sống sượng, vừa không ăn nhập gì với cái tình tứ lả lơi mà biết dừng lại đúng mức của lứa đôi chính đáng. Chính vì sự chính đáng có một không hai ấy mà sau này khi phải sa vào chốn thanh lâu thì Nàng Kiều mới đau đớn tột độ và có biết sự thể ra vầy thì “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”
          --Ấy thế, ông giáo nhà tôi mới viết một bài rằng:
“Truyện Kiều là của Nguyễn Du
Văn chương kiệt tác thiên thu vẫn còn
Cớ chi cái lũ dê con
Đem ra thay đổi làm mòn ý hay
Nếu điên vào viện chữa ngay
Dại thì nhốt lại không cắn lây cả làng”
          -- Hay, hay lắm! Hoan hô thầy giáo
          Mọi người vỗ tay reo lên. Nhà Thi Hào nãy giờ ngồi im lặng, bây giờ ông mới chậm rãi nói:
-- Việc ấy tôi chưa biết tí gì cả các vị ạ.
-- Thi sĩ không biết là phải, vì người ta nói cho ông nghe để rồi mang vạ à. Bà Táo nói tiếp: Ví như câu 2042 ở đoạn Hoạn Thư đánh ghen, đưa nàng ra Quan âm các vườn nhà, không phải là để tu hành mà là để thăm dò mối quan hệ giữa nàng và Thúc Sinh. Nàng yên tâm “lấp thảm sầu vùi, ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương”. Rồi một hôm, Hoạn giả vờ về “vấn an” song thân thì chàng Thúc “quen thói bốc rời” lẻn ra Quan âm các tình tự rằng “lòng người nham hiểm biết đâu mà lường” , tình yêu của chúng mình có “ngần này mà thôi” , “ liệu mà xa chạy cao bay”. Thúc Sinh cũng là kẻ chí tình. Trong khi tình tự thì Hoạn trở về bắt được quả tang. Nàng không chịu được sự đối xử quá tàn nhẫn của Hoạn Thư mà Chàng Thúc thì bất lực.   Thúy Kiều đành phải lấy chuông khánh Quan âm các mả bỏ ra đi trong đêm tối mịt mùng. Và khi trời rạng sáng thì nàng gặp vị sư trụ trì ở Chiêu ẩn am là Giác duyên mới “Gạn gùng ngành ngọn cho tường” và nàng thì không thể nói ra sự thật được. Vì vậy, thi sĩ viết: “Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh”. Với tính cách kiên quyết của Kiều thì từ “vẫn” là thể hiện được con người của nàng. Nàng phải cảnh giác trước bất cứ ai vì nàng đã trải qua rất nhiều sự lừa lọc đảo điên dối trá của con người ở cái xã hội “bốn phương phẳng lặng hai Kinh vững vàng” mà lại có “phải tên xưng xuất là thằng bán tơ” và cả bộ máy chính thể chẳng làm gì được, cuối cùng, phải dùng thân gái bán mình để lấy tiền chuộc tội cho cha và em. Thật mỉa mai cho vua quan, những kẻ “phụ mẫu của dân” đớn hèn quá mức. Như vậy thì tội gì Thúy Kiều phải cung khai hết tất cả với người ta. Từ “vẫn” rất đơn giản nhưng nói lên cái điểu: Nàng không tin vào bất cứ một ai. Nó mang sức mạnh tố cáo xã hội và con người vô cùng lớn. Còn từ “tạm” mà họ Đỗ thay vào thì quá tầm thường! “Tạm” là trong tư tưởng chưa dứt khoát. “Tạm” là dùng kế hoãn binh, không nói lúc này thì mai, bữa kia sẽ khai ra tất cả. Nàng Kiều của Đỗ là một ả xoàng, quá thấp kém, không có lập trường, tào lao xỏ lá và mất dạy như Đỗ...
-- Rất hay...
Mọi người lại tán thưởng.
-- Ấy, vợ tôi lại tiếp lời, cái đoạn mà Thi sĩ cho Kim Kiều gặp nhau vừa thật vừa mơ mới hay. Này nhé, trong tiết thanh minh hai bên gặp gỡ nhau khi đi viếng mộ. Chàng Kim khi mới nghe tiếng “thơm nức hương lân” của hai chị em nàng Thúy mà đã “trộm nhớ thầm yêu” thì khi gặp chả “mặn mà”, chả “tình trong như đã” , chả “chập chờn cơn tỉnh cơn mê”. Thúy Kiều trở về cũng canh cánh trong lòng “người đâu gặp gỡ làm chi” rồi im lặng kín đáo mà “nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình”. Còn Kim Trọng thì khác. Chàng trở về thư phòng mà “Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây”. Mỗi bước ra vào hình ảnh nàng, “bụi hồng” cứ “lẽo đẽo” bên cạnh, trong giấc ngủ khiến cho chàng càng “mặt mơ tưởng mặt” để rồi không được giáp mặt thì càng “ngao ngán lòng” khiến chàng không thiết gì đến học hành vui chơi giải trí chi nữa cả. Trong tâm thâm chàng chỉ có Thúy Kiều mà thôi.
          Bởi nặng tình như vậy nên việc đầu tiên chàng tìm đến khu mộ Đạm Tiên mà chị em Thúy Kiều đến viếng. Không có người mà chỉ còn lại “một vùng cỏ mọc xanh rì, nước ngâm trong vắt” với “vi lô hiu hắt”! Chẳng lẽ đành chịu bó tay ư? Là đấng nam nhi chàng phải đi tìm, phải sục sạo, phải truy lùng cho bằng được người đẹp chứ? Nàng ở đâu? Phải rồi, chỉ có đến Lam Kiều mới gặp được nàng. Lam Kiều là một cái cầu trên sông Lam ở Trung Quốc, nơi gặp gỡ giữa Bùi Hằng và Vân Anh rồi sau nên vợ nên chồng, nói cách khác Lam Kiều là nơi con gái ở, chốn khuê phòng của các cô nương. Cách nói ước lệ này là cách nói trong văn học cổ mà rất hay, rất đẹp. Và khi đã xác định được nơi nàng ở, chàng Kim mới “Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang” để cái “nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều” của chàng mau chóng được đáp ứng. Ở đời tương tư nhau không phải là nghề, thế mà Thi sĩ cho Kim Trọng là một nghề mới là lạ chứ. Bởi là nghề nên chàng phải “xăm xăm” mà đi một cách tự giác, một cách sốt sắng và cứ cái chỗ Lam Kiều đó mà đến, không sợ cái gì cản trở cả. Từ “đè” biểu thị lên cái quyết tâm cao độ của chàng. Nhưng đến Lam Kiều là phải từ tốn, phải nhẹ nhàng, phải dè dặt, không được sỗ sàng, không được gây tiếng động mạnh làm cho người đẹp phật ý, chẳng hài lòng, nên chàng phải “lần sang” thôi chứ không dám chạy ào vào. Chàng bước đi êm ái , thanh thoát, không nghe một tiếng động nào. Vừa đi chàng vừa nhìn vừa lắng tai để có thể đối phó với từng tình huống xảy ra. Đấy, chàng Kim là thế đấy, Đỗ và Vũ do không hiểu nên đã thay điển tích Lam Kiều bằng hai từ thô thiển “đánh liều”. Thế là cả tám chữ trong câu tự nhiên mô tả hành vi của Kim Trọng bảy chữ còn một mình chữ “nẻo” thì hai lão ấy xếp vào loại từ gì? Nếu là danh từ thì nẻo gì? Chả lẽ bảo là “nẻo đánh liều” à, hay là “nẻo rồ dại ngu xuẩn”  như Đỗ và Vũ! Với cái tư thế của chàng Kim đang “xăm xăm” cứ cái chỗ ấy mà “lần sang” thì sao lại có cái động tác “đánh liều” kia lộn vào làm chàng trở thành một kẻ trâng tráo lỗ mãng hết chỗ nói!
Mọi ngươi lại vỗ tay khen
-- Rất đúng...
-- Còn nhiều lắm, kể không hết được đâu. Táo Anh nhắc mọi người.
Tất cả nâng ly chạm và cùng một hơi thoải mái.
Hạ ly xuống bàn, Thi Hào mói từ tốn:
-- Tôi không ngờ từ khi “Đoạn trường tân thanh” của tôi ra đời đã được mọi người yêu chuộng. Hơn hai trăm năm qua các bạn không ngớt lời khen. Vậy mà tôi đã phụ lòng các bạn và nhân thế...
          Thanh Hiên dừng lại, vẻ mặt buồn bã. Không khí trong phòng trầm hẳn xuống. Vợ tôi lên tiếng:
-- Cớ làm sao Thi sĩ lại nói thế?
-- Trước đây tôi đã sai lầm nghĩ rằng thiên hạ chẳng ai hiểu mình nên đã viết:
          Bây giờ tôi xin sửa lại là:
                  
         
Thành thật xin lỗi các bạn và mọi người.
-- Ấy, cái đoạn – Táo Em lái sang chuyện khác, ông nói tiếp: Thúc Sinh sau khi được cha đồng ý thì xum họp với nàng Kiều. Hạnh phúc đang đầm ấm thì nàng Kiều khuyên chàng trở về thăm Hoạn Thư. Chia tay nhau mà lòng đầy nhớ thương lưu luyến. Thời gian cách xa đã làm cho tình cảm của nàng thêm da diết trong cảnh lẻ loi, sớm nhớ chiều trông. Câu 1525, 1526 Thi sĩ viết “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” đã thâu tóm được tất cả cái cảnh người vợ phải xa chồng, thế mà Đỗ và Vũ lại bỏ chữ “chiếc” thay bằng chữ “lẻ” mới lạ chứ. Đỗ và Vũ không hiểu được rằng tiếng nói của Việt Nam ta rất giàu sức biểu cảm, ngoài ý nghĩa từ vựng ra, không có thứ ngôn ngữ nào có được cái giá trị ấy. Như chữ “chiếc”, đọc lên nghe âm hưởng của nó có một sự cô quạnh đến não nùng vì cái vần “iếc” nó gắn với các chữ “tiếc”, “biếc”, “riếc”, “liếc”, “hiếc” . Mà các âm ấy đều gợi lên một cảm giác cô đơn hiu quạnh, mỏng manh dễ bị bạt đi, bay đi, không thể trụ vững. Ở đây chỉ thân phận nàng Kiều khi còn lại một mình ở Lâm Tri, giống như chiếc lá. Chữ “lẻ” không mang cái đặc tính gợi cảm ấy và “gối lẻ” chỉ cái gối trơ trọi một mình.
-- Thôi, chú đừng nói cái đó nữa. Táo Anh ngắt lời Táo Em.
-- Anh sao hay thế, hôm nay, Táo Em không kém, hôm nay chúng ta đến nói chuyện này cho Thi sĩ nghe cơ mà...
Thi Hào Nguyễn Du dơ tay lên tựa như xin phép hội nghị phát biểu ý kiến. Tất cả hướng về ông. Một lát Thi Hào mới hỏi:
-- Thế sao nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin vẫn xuất bản? Sao Cục xuất bản vẫn cấp giấy phép? Sao Bộ Văn Hóa, Hội Nhà Văn vẫn không có ý kiến gì?
Táo Em:
-- Thì lũ họ cũng như Xuân với Khiêu cả cho nên mới để cho dân đen khinh miệt. Ấy thế mà họ vẫn vỗ ngực ta đây là tiến sĩ, cử nhân, nhà nọ nhà tê. Có mỗi cái chữ cũng không xong huống hồ nói đến chuyện khoa học kỹ thuật, kinh tế xây dựng!
          Cùng lúc đó Nguyễn Nễ và mấy người bạn đi vào. Câu chuyện Nhà Táo dừng lại. Chúng tôi ngồi nói chuyện với người anh của Thi Hào một lúc rồi chia tay nhau.
Tạm biệt chị em Nàng Thúy Kiều, năm chúng tôi lại lên đường.
-- Chúng ta đến thăm Nhà Đại Thi Hào Nguyễn Du đi các anh, vợ tôi bảo. Mọi người đều hưởng ứng. Vợ tôi nói tiếp: Quả đúng là một nhà thơ thiên tài, hình ảnh Nàng Kiều xinh đẹp, tình cảm yêu đời, yêu người chứa chan thấm đượm vào từng câu từng chữ thơ của Ông, làm thiên hạ phải say mê...
Chẳng mấy chốc, cách cầu Bến Thủy  năm cây số, khu di tích Tiên Điền, hiện ra. Đây là nơi Nhà Thơ “sinh sống”. Chúng tôi từ trên cao nhìn xuống, một cảnh trí tự nhiên đẹp đẽ và nên thơ vô cùng hòa quyện vào nhau làm chúng tôi xúc động bồi hồi như nỗi lòng Chàng Kim lần đầu gặp Thúy Kiều để “Với cành thoa ấy tức thì đổi trao”.
Chúng tôi còn đang ngẩn ngơ trước cảnh đẹp tuyệt vời thì đã nghe có tiếng ân cần mời ở phía sau vọng tới. Chúng tôi định thần, quay lại nhìn thì nhận ra ngay Bà Trần Thị Tần, mẫu thân của Thi Hào, tay cầm gậy trúc đang bước đi thong thả. Chúng tôi vội chắp tay cúi chào kính cẩn:
-- Chào Bà ạ.
Bà Tần nhỏm nhẻm nhai trầu, tươi cười đáp lại:
-- Tôi vừa mới sang Hoa Thiều về thì gặp các ông. Em nó đang ở nhà đấy. Các ông vào nhà đi.
Bà Tần dẫn chúng tôi vào nhà.
Thấy mẹ, Nguyễn Du vội vàng bỏ quyển sách đang cầm trên tay lên án thư rồi chạy ra đỡ mẹ, niềm nở chào chúng tôi và mời chúng tôi sang phòng khách:
          -- Đã lâu lắm nay mới được tiếp kiến gia đình Ngài Táo và phu thê thầy giáo đấy. Nói xong, Thi Hào lần lượt bắt tay và ôm hôn chúng tôi một cách thân thiết.
          Sau một tuần trà, Thi Hào hỏi chúng tôi:
          -- Chẳng hay Ngài Táo có chuyện gì mới muốn đến thông báo cho tôi biết chăng?
          -- Có đấy. Chuyện là thế này: Năm Nhâm Thìn, 2012; cái nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin của Việt Nam có cho ra đời một bản “Truyện Kiều” do Đỗ Minh Xuân chủ trì biên tập và do lão giáo Vũ Khiêu giới thiệu. Thi sĩ có được tác giả biếu một bản nào không? Táo Em đỡ lời anh.
          Thi Hào chưa kịp nói gì thì Bà Táo đã nhanh nhảu:
          -- Nhà tôi cũng có một bản. Tôi đọc mà cảm thấy hay lắm.
          Táo Anh quay lại nhìn thẳng vào Bà Táo:
-- Hay gì mà hay...
          -- Là em nói hay là hay kiểu khác, hay với họ chứ, có hay gì với chúng ta đâu.
          -- Chưa gì mà Nhà Táo – tôi xen vào – đã đem cái chuyện mấy thằng vô học, đạo đức suy đồi ấy ra nói làm mất vui đi...
          -- Nhưng làm sao? Thi Hào hỏi lại
          Táo Anh biết là Táo Em và vợ mình đã đưa cái chuyện lố lăng ấy ra nói nên không thể dấu được đành phải nói toạc móng heo ra:
          -- Chả là thế này, cái lão Đỗ Minh Xuân ấy chả hiểu làm sao đem bản Truyện Kiều của Ông ra sửa chữa đi cả thành một bản mới hoàn toàn và hắn gọi là “phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại quần chúng” dễ hiểu vì hắn “gạt bỏ những câu chữ khó hiểu để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt”. Ví dụ như câu số 512, Ông viết “Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương” thì lão Đỗ chữa lại là “Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”...
-- Là em nói hay cái chỗ ngược đời ấy. Câu ấy là nằm trong đoạn Thi sĩ cho Kim Trọng và Nàng Kiểu gặp nhau dưới trăng, Nàng Kiều gảy đàn cho Kim Trọng nghe. Lúc ấy, vì tình yêu và tiếng đàn hay mà “sóng tình dường đã xiêu xiêu, xem trong âu yếm có chiều lả lơi” nên Thúy Kiều mới nói ra câu ấy để thức tỉnh chàng Kim, ngăn chàng Kim đừng làm chuyện như nàng Thôi Oanh Oanh và Trương Quân Thụy khi ở trong chùa Phổ Cứu...
          -- Đúng là cả hai thằng ngu hết chỗ nói. Thằng viết đã dốt đặc thì thôi, đến cái thằng giới thiệu lại càng dớ dẩn hơn nữa. Câu Nàng Kiều dùng ẩn dụ theo sự tích Thôi Trương để khuyên người yêu đừng làm chuyện “trên bọc trong dâu” và như vậy mới đúng với tính cách thanh cao dịu dàng của nàng chứ. Còn câu hai thằng tự ý thay đổi nó chả ra làm sao cả, vừa thô thiển, vừa sống sượng, vừa không ăn nhập gì với cái tình tứ lả lơi mà biết dừng lại đúng mức của lứa đôi chính đáng. Chính vì sự chính đáng có một không hai ấy mà sau này khi phải sa vào chốn thanh lâu thì Nàng Kiều mới đau đớn tột độ và có biết sự thể ra vầy thì “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”
          --Ấy thế, ông giáo nhà tôi mới viết một bài rằng:
“Truyện Kiều là của Nguyễn Du
Văn chương kiệt tác thiên thu vẫn còn
Cớ chi cái lũ dê con
Đem ra thay đổi làm mòn ý hay
Nếu điên vào viện chữa ngay
Dại thì nhốt lại không cắn lây cả làng”
          -- Hay, hay lắm! Hoan hô thầy giáo
          Mọi người vỗ tay reo lên. Nhà Thi Hào nãy giờ ngồi im lặng, bây giờ ông mới chậm rãi nói:
-- Việc ấy tôi chưa biết tí gì cả các vị ạ.
-- Thi sĩ không biết là phải, vì người ta nói cho ông nghe để rồi mang vạ à. Bà Táo nói tiếp: Ví như câu 2042 ở đoạn Hoạn Thư đánh ghen, đưa nàng ra Quan âm các vườn nhà, không phải là để tu hành mà là để thăm dò mối quan hệ giữa nàng và Thúc Sinh. Nàng yên tâm “lấp thảm sầu vùi, ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương”. Rồi một hôm, Hoạn giả vờ về “vấn an” song thân thì chàng Thúc “quen thói bốc rời” lẻn ra Quan âm các tình tự rằng “lòng người nham hiểm biết đâu mà lường” , tình yêu của chúng mình có “ngần này mà thôi” , “ liệu mà xa chạy cao bay”. Thúc Sinh cũng là kẻ chí tình. Trong khi tình tự thì Hoạn trở về bắt được quả tang. Nàng không chịu được sự đối xử quá tàn nhẫn của Hoạn Thư mà Chàng Thúc thì bất lực.   Thúy Kiều đành phải lấy chuông khánh Quan âm các mả bỏ ra đi trong đêm tối mịt mùng. Và khi trời rạng sáng thì nàng gặp vị sư trụ trì ở Chiêu ẩn am là Giác duyên mới “Gạn gùng ngành ngọn cho tường” và nàng thì không thể nói ra sự thật được. Vì vậy, thi sĩ viết: “Lạ lùng nàng vẫn tìm đường nói quanh”. Với tính cách kiên quyết của Kiều thì từ “vẫn” là thể hiện được con người của nàng. Nàng phải cảnh giác trước bất cứ ai vì nàng đã trải qua rất nhiều sự lừa lọc đảo điên dối trá của con người ở cái xã hội “bốn phương phẳng lặng hai Kinh vững vàng” mà lại có “phải tên xưng xuất là thằng bán tơ” và cả bộ máy chính thể chẳng làm gì được, cuối cùng, phải dùng thân gái bán mình để lấy tiền chuộc tội cho cha và em. Thật mỉa mai cho vua quan, những kẻ “phụ mẫu của dân” đớn hèn quá mức. Như vậy thì tội gì Thúy Kiều phải cung khai hết tất cả với người ta. Từ “vẫn” rất đơn giản nhưng nói lên cái điểu: Nàng không tin vào bất cứ một ai. Nó mang sức mạnh tố cáo xã hội và con người vô cùng lớn. Còn từ “tạm” mà họ Đỗ thay vào thì quá tầm thường! “Tạm” là trong tư tưởng chưa dứt khoát. “Tạm” là dùng kế hoãn binh, không nói lúc này thì mai, bữa kia sẽ khai ra tất cả. Nàng Kiều của Đỗ là một ả xoàng, quá thấp kém, không có lập trường, tào lao xỏ lá và mất dạy như Đỗ...
-- Rất hay...
Mọi người lại tán thưởng.
-- Ấy, vợ tôi lại tiếp lời, cái đoạn mà Thi sĩ cho Kim Kiều gặp nhau vừa thật vừa mơ mới hay. Này nhé, trong tiết thanh minh hai bên gặp gỡ nhau khi đi viếng mộ. Chàng Kim khi mới nghe tiếng “thơm nức hương lân” của hai chị em nàng Thúy mà đã “trộm nhớ thầm yêu” thì khi gặp chả “mặn mà”, chả “tình trong như đã” , chả “chập chờn cơn tỉnh cơn mê”. Thúy Kiều trở về cũng canh cánh trong lòng “người đâu gặp gỡ làm chi” rồi im lặng kín đáo mà “nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình”. Còn Kim Trọng thì khác. Chàng trở về thư phòng mà “Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây”. Mỗi bước ra vào hình ảnh nàng, “bụi hồng” cứ “lẽo đẽo” bên cạnh, trong giấc ngủ khiến cho chàng càng “mặt mơ tưởng mặt” để rồi không được giáp mặt thì càng “ngao ngán lòng” khiến chàng không thiết gì đến học hành vui chơi giải trí chi nữa cả. Trong tâm thâm chàng chỉ có Thúy Kiều mà thôi.
          Bởi nặng tình như vậy nên việc đầu tiên chàng tìm đến khu mộ Đạm Tiên mà chị em Thúy Kiều đến viếng. Không có người mà chỉ còn lại “một vùng cỏ mọc xanh rì, nước ngâm trong vắt” với “vi lô hiu hắt”! Chẳng lẽ đành chịu bó tay ư? Là đấng nam nhi chàng phải đi tìm, phải sục sạo, phải truy lùng cho bằng được người đẹp chứ? Nàng ở đâu? Phải rồi, chỉ có đến Lam Kiều mới gặp được nàng. Lam Kiều là một cái cầu trên sông Lam ở Trung Quốc, nơi gặp gỡ giữa Bùi Hằng và Vân Anh rồi sau nên vợ nên chồng, nói cách khác Lam Kiều là nơi con gái ở, chốn khuê phòng của các cô nương. Cách nói ước lệ này là cách nói trong văn học cổ mà rất hay, rất đẹp. Và khi đã xác định được nơi nàng ở, chàng Kim mới “Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang” để cái “nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều” của chàng mau chóng được đáp ứng. Ở đời tương tư nhau không phải là nghề, thế mà Thi sĩ cho Kim Trọng là một nghề mới là lạ chứ. Bởi là nghề nên chàng phải “xăm xăm” mà đi một cách tự giác, một cách sốt sắng và cứ cái chỗ Lam Kiều đó mà đến, không sợ cái gì cản trở cả. Từ “đè” biểu thị lên cái quyết tâm cao độ của chàng. Nhưng đến Lam Kiều là phải từ tốn, phải nhẹ nhàng, phải dè dặt, không được sỗ sàng, không được gây tiếng động mạnh làm cho người đẹp phật ý, chẳng hài lòng, nên chàng phải “lần sang” thôi chứ không dám chạy ào vào. Chàng bước đi êm ái , thanh thoát, không nghe một tiếng động nào. Vừa đi chàng vừa nhìn vừa lắng tai để có thể đối phó với từng tình huống xảy ra. Đấy, chàng Kim là thế đấy, Đỗ và Vũ do không hiểu nên đã thay điển tích Lam Kiều bằng hai từ thô thiển “đánh liều”. Thế là cả tám chữ trong câu tự nhiên mô tả hành vi của Kim Trọng bảy chữ còn một mình chữ “nẻo” thì hai lão ấy xếp vào loại từ gì? Nếu là danh từ thì nẻo gì? Chả lẽ bảo là “nẻo đánh liều” à, hay là “nẻo rồ dại ngu xuẩn”  như Đỗ và Vũ! Với cái tư thế của chàng Kim đang “xăm xăm” cứ cái chỗ ấy mà “lần sang” thì sao lại có cái động tác “đánh liều” kia lộn vào làm chàng trở thành một kẻ trâng tráo lỗ mãng hết chỗ nói!
Mọi ngươi lại vỗ tay khen
-- Rất đúng...
-- Còn nhiều lắm, kể không hết được đâu. Táo Anh nhắc mọi người.
Tất cả nâng ly chạm và cùng một hơi thoải mái.
Hạ ly xuống bàn, Thi Hào mói từ tốn:
-- Tôi không ngờ từ khi “Đoạn trường tân thanh” của tôi ra đời đã được mọi người yêu chuộng. Hơn hai trăm năm qua các bạn không ngớt lời khen. Vậy mà tôi đã phụ lòng các bạn và nhân thế...
          Thanh Hiên dừng lại, vẻ mặt buồn bã. Không khí trong phòng trầm hẳn xuống. Vợ tôi lên tiếng:
-- Cớ làm sao Thi sĩ lại nói thế?
-- Trước đây tôi đã sai lầm nghĩ rằng thiên hạ chẳng ai hiểu mình nên đã viết:
          Bây giờ tôi xin sửa lại là:
                 
         
Thành thật xin lỗi các bạn và mọi người.
-- Ấy, cái đoạn – Táo Em lái sang chuyện khác, ông nói tiếp: Thúc Sinh sau khi được cha đồng ý thì xum họp với nàng Kiều. Hạnh phúc đang đầm ấm thì nàng Kiều khuyên chàng trở về thăm Hoạn Thư. Chia tay nhau mà lòng đầy nhớ thương lưu luyến. Thời gian cách xa đã làm cho tình cảm của nàng thêm da diết trong cảnh lẻ loi, sớm nhớ chiều trông. Câu 1525, 1526 Thi sĩ viết “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” đã thâu tóm được tất cả cái cảnh người vợ phải xa chồng, thế mà Đỗ và Vũ lại bỏ chữ “chiếc” thay bằng chữ “lẻ” mới lạ chứ. Đỗ và Vũ không hiểu được rằng tiếng nói của Việt Nam ta rất giàu sức biểu cảm, ngoài ý nghĩa từ vựng ra, không có thứ ngôn ngữ nào có được cái giá trị ấy. Như chữ “chiếc”, đọc lên nghe âm hưởng của nó có một sự cô quạnh đến não nùng vì cái vần “iếc” nó gắn với các chữ “tiếc”, “biếc”, “riếc”, “liếc”, “hiếc” . Mà các âm ấy đều gợi lên một cảm giác cô đơn hiu quạnh, mỏng manh dễ bị bạt đi, bay đi, không thể trụ vững. Ở đây chỉ thân phận nàng Kiều khi còn lại một mình ở Lâm Tri, giống như chiếc lá. Chữ “lẻ” không mang cái đặc tính gợi cảm ấy và “gối lẻ” chỉ cái gối trơ trọi một mình.
-- Thôi, chú đừng nói cái đó nữa. Táo Anh ngắt lời Táo Em.
-- Anh sao hay thế, hôm nay, Táo Em không kém, hôm nay chúng ta đến nói chuyện này cho Thi sĩ nghe cơ mà...
Thi Hào Nguyễn Du dơ tay lên tựa như xin phép hội nghị phát biểu ý kiến. Tất cả hướng về ông. Một lát Thi Hào mới hỏi:
-- Thế sao nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin vẫn xuất bản? Sao Cục xuất bản vẫn cấp giấy phép? Sao Bộ Văn Hóa, Hội Nhà Văn vẫn không có ý kiến gì?
Táo Em:
-- Thì lũ họ cũng như Xuân với Khiêu cả cho nên mới để cho dân đen khinh miệt. Ấy thế mà họ vẫn vỗ ngực ta đây là tiến sĩ, cử nhân, nhà nọ nhà tê. Có mỗi cái chữ cũng không xong huống hồ nói đến chuyện khoa học kỹ thuật, kinh tế xây dựng!
         Cùng lúc đó Nguyễn Nễ và mấy người bạn đi vào. Câu chuyện Nhà Táo dừng lại. Chúng tôi ngồi nói chuyện với người anh của Thi Hào một lúc rồi chia tay nhau.
Về Đầu Trang Go down
 
CHUYỆN NHÀ...TÁO, (5) GẶP NGUYỄN DU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nói Chuyện Bằng Thơ Vui Của Nguyễn Thành Sáng & Thi Hoàng (8)
» Nói Chuyện Bằng Thơ Vui Của Nguyễn Thành Sáng & Thi Hoàng (24)
» Nói Chuyện Bằng Thơ Vui Của Nguyễn Thành Sáng & Thi Hoàng (9)
» Nói Chuyện Bằng Thơ Vui Của Nguyễn Thành Sáng & Thi Hoàng (25)
» Nói Chuyện Bằng Thơ Vui Của Nguyễn Thành Sáng & Thi Hoàng (10)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HOA VIÊN :: VƯỜN THƠ - VĂN :: VĂN HỌC :: Truyện - Sáng Tác-
Chuyển đến