HOA VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Văn học, Thơ ca, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, và Cuộc sống. Không chính trị và quảng cáo.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          
Thống Kê
Hiện có 142 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 142 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 145 người, vào ngày Thu May 02 2024, 15:17
Latest topics
» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Apr 28 2024, 16:14

» Sau Mười Năm
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Thu Apr 04 2024, 18:31

» Cánh Thơ Xuân Tình
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Fri Mar 22 2024, 19:43

» Khúc Nhạc Tình Yêu & Câu Chuyện Tình
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Jan 25 2024, 16:22

» Thơ Hay Ngắn
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jan 13 2024, 13:26

» Tôi Yêu Mùa Đông
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sun Dec 24 2023, 18:50

» Thôi Rồi Nỗi Nhớ Còn Đây…
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Dec 21 2023, 16:21

» Buồn Thu
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sun Dec 17 2023, 19:27

» Khúc Nhạc Tình Buồn – 2
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Wed Dec 06 2023, 14:40

» Khúc Nhạc Tình Buồn - 1
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Dec 05 2023, 12:32

» Thẫn Thờ Triền Miên
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Dec 01 2023, 16:32

» THƠ NGẮN
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 27 2023, 16:47

» Tâm Sự Với Trăng
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Nov 21 2023, 21:29

» Thổn Thức Tiếng Lòng
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 17 2023, 13:35

» Vậy Mà Ai Nỡ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 13 2023, 20:47

» Nỗi Nhớ Niềm Thương Dưới Nắng Tà
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Nov 09 2023, 22:35

» Thơ Tình Buồn
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 03 2023, 13:19

» Nửa Mảnh Tình Xa
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Wed Sep 20 2023, 02:14

» Quá Khứ Còn Đâu
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Mon Sep 04 2023, 17:47

» Thơ Những Mối Tình Buồn (2)
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Jul 28 2023, 20:48

» Thơ Những Mối Tình Buồn
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu May 18 2023, 10:10

» Chung Một Cõi Về
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Mon May 01 2023, 18:30

» Xuân Phân Niềm Nhớ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Wed Apr 05 2023, 18:28

» Mê Trần
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sat Mar 11 2023, 19:38

» Tưởng Vọng Cố Nhân
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Mon Feb 27 2023, 22:08

» Thơ Hay Ngắn Trích Đoạn
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Jan 31 2023, 09:32

» Đêm Đông
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Tue Jan 17 2023, 20:09

» 1- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:27

» 2- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:26

» Hương Tình Thu
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Mon Dec 19 2022, 03:42

» lục bát mùa thu
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sun Aug 28 2022, 09:51

» Tháng Tám Về
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Thu Aug 04 2022, 18:42

» dại khờ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Mon Jun 20 2022, 08:32

» Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jun 18 2022, 22:16

» TÌNH QUÊ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Wed Jun 15 2022, 08:36

» hương thầm
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Wed May 25 2022, 08:12

» Trăm Ngày Xuân Vắng Nhau
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sun May 22 2022, 06:01

» nhuộm tóc
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Wed May 18 2022, 10:57

» mùa lúa trỗ bông
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Tue May 03 2022, 10:55

» hè ơi
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Wed Apr 13 2022, 10:21

» Gửi Người Tình Lỡ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sun Apr 03 2022, 17:44

» Biển Chiều Gọi Nhớ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sat Mar 26 2022, 07:20

» nắng tháng ba
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Wed Mar 23 2022, 10:56

» Hai Góc Tình Xa
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sun Mar 20 2022, 20:07

» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Fri Mar 18 2022, 08:43

» Gởi Bạn Tri Âm
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Fri Mar 11 2022, 08:52

» giấc mơ hồng
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sun Feb 06 2022, 08:25

» MỘT CHUYỆN HI HỮU
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Jan 30 2022, 13:23

» tìm lại người xưa
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sun Jan 30 2022, 11:27

» Xuân Là Em
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Sat Jan 29 2022, 21:37

» chúc tết nhâm dần
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 27 2022, 07:48

» vào xuân
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 20 2022, 18:05

» RU ANH NỒNG NÀN (Mimosa)
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Wed Jan 19 2022, 03:04

» nghề nông
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sat Jan 15 2022, 07:18

» sự đời
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Tue Jan 04 2022, 08:39

» tết này em có về không
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sat Dec 25 2021, 17:24

» Tranh Thơ Giáng Thu Xưa
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Giáng Thu Xưa Tue Dec 21 2021, 04:28

» cái còi xe
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Tue Dec 07 2021, 08:59

» nhớ mẹ chiều đông
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Fri Dec 03 2021, 17:17

» khất lấy chồng
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Thu Dec 02 2021, 07:07

» Xướng Họa - Đường Luật
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Gió Bụi Tue Nov 23 2021, 06:54

» Chiếc Nón Bài Thơ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Gió Bụi Sun Nov 21 2021, 08:22

» thầy tôi
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Thu Nov 18 2021, 08:12

» Xoắn Xuýt Tình Thơ
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Viễn Phương Tue Nov 16 2021, 09:06

» tuổi già
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sun Nov 07 2021, 06:42

» phận người
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:03

» phận người
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:01

» bà em
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sun Oct 31 2021, 08:32

» nói với con
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Thu Oct 28 2021, 11:05

» giao mùa
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Emptyby Lê Hải Châu Sat Oct 23 2021, 08:23

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam   Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam EmptyTue Jun 19 2012, 08:14

Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam


Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả). Thực tế, VN có hàng chục lễ tết cổ truyền rất ý nghĩa ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Và trong từng cái Tết ấy đều chứa đựng một sự tích sâu xa, thể hiện sự giao thoa với nền văn hóa khu vực, song đã được Việt hóa một cách tự nhiên và sâu sắc.


Tết Nguyên Đán

Là tết lớn nhất trong năm, Tết Nguyên đán (Tết cả) vào đúng ngày Mùng một tháng Giêng - ngày đầu tiên của năm mớịTheo phong tục cổ truyền VN, Tết Nguyên đán trước hết là tết của gia đình. Trong ba ngày tết, diễn ra ba cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà:Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của những gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm, Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà (Táo quân lên chầu trời ngày 23 tháng Chạp nhưng đến ngày 30 cũng về để "họp mặt" và chuẩn bị cho năm mới). Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm linh hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc đoàn tụ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào..., hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về quây quần với gia đình. Dịp Tết Nguyên đán người ta làm bánh chưng, trồng cây nêu, đi chúc mừng nhau, mở hội, tổ chức các cuộc vui chơi thi đấu, ăn uống... rất tưng bừng. Trên các bàn thờ, ngoài lễ vật, mâm ngũ quả, bánh chưng... còn thường có một cành đào (ở miền bắc) hoặc mai (ở miền nam). Tết Nguyên đán thực sự là ngày hội ngộ lớn, ngày nhớ ơn, tạ ơn, chúc mừng, sum họp vui vẻ và thiêng liêng.


Tết Khai Hạ

Theo tính cách của người xưa, ngày mồng Một tháng Giêng ứng vào gà, mồng Hai - chó, mồng Ba - lợn, mồng Bốn - dê, mồng Năm - trâu, mồng Sáu - ngựa, mồng Bảy - người, mồng Tám - lúa. Trong tám ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy được tốt cả năm! Vì vậy, đến mồng Bảy, thấy trời tạnh ráo, quang đãng thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc. Mồng Bảy hạ cây nêu, kết thúc Tết Nguyên đán cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để đón chào mùa xuân mới.


Tết Thượng Nguyên

Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật Tổ. Thành ngữ: "Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng gia tiên và ăn cỗ.


Tết Hàn Thực

Khuất Nguyên - nhà thơ nổi tiếng, một vị trung thần nước Sở - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng ngày mồng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (chủ ý khiến cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.

Ở VN, ít người biết chuyện Khuất Nguyên mà chỉ coi mồng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ" - vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Mọi người dậy sớm, chỉ ăn hoa quả hoặc chè. Tuy nhiên mỗi nơi có thêm phong tục riêng, ví như ở Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) vào ngày này con rể thường tới biếu bố vợ một con ngỗng tọ


Tết Trung Nguyên

Tết Trung Nguyên vào Rằm tháng Bảy. Theo sách Phật, hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Còn lại các nhà thì bày cúng gia tiên, đốt vàng mã...


Tết Trung Thu

Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là Tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cũng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng rước đèn... Nhiều nơi còn tổ chức hát trống quân (trai gái hát đối đáp trong tiếng trống đệm nhịp).


Tết Trùng Cửu

Mồng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy Phí Tràng Phòng bảo Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên cao mà tạm trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhớ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn.

Từ xưa, nho sĩ VN đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.


Tết Trùng Thập

Đây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười (âm lịch) cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân - Hạ - Thu - Đông), trở nên tốt nhất. ở nông thôn VN, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc).


Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mồng Một tháng Mười, ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.


Tết Táo Quân

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm quạ Theo truyền thuyết VN, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra chọ Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt ! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm "vua bếp".


Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà

(Ca dao)

Vì tích ấy, cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông, 1 mũ bà bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu Trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông.


(st)
Về Đầu Trang Go down
 
Các Lễ Tết Cổ Truyền Việt Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
» Chàng viết mướn thành Phirenzê (Truyện Ngắn - ST)
» Cách viết Y và I trong tiếng Việt
» Lưu truyền
» Câu Chuyện Bát Mì (Truyện ST)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HOA VIÊN :: ĐIỂM BÁO - KHOA HỌC - DU LỊCH - THỂ THAO :: TRANH ẢNH - DU LỊCH - NGHỆ THUẬT - THỂ THAO :: Việt Nam: Đất Nước - Con Người-
Chuyển đến