HOA VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Văn học, Thơ ca, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, và Cuộc sống. Không chính trị và quảng cáo.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          
Thống Kê
Hiện có 13 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 13 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 145 người, vào ngày Thu May 02 2024, 15:17
Latest topics
» Sau cơn mưa
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Kiemtieu123 Fri May 17 2024, 18:13

» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Apr 28 2024, 16:14

» Sau Mười Năm
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Thu Apr 04 2024, 18:31

» Cánh Thơ Xuân Tình
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Fri Mar 22 2024, 19:43

» Khúc Nhạc Tình Yêu & Câu Chuyện Tình
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Jan 25 2024, 16:22

» Thơ Hay Ngắn
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jan 13 2024, 13:26

» Tôi Yêu Mùa Đông
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sun Dec 24 2023, 18:50

» Thôi Rồi Nỗi Nhớ Còn Đây…
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Dec 21 2023, 16:21

» Buồn Thu
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sun Dec 17 2023, 19:27

» Khúc Nhạc Tình Buồn – 2
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Wed Dec 06 2023, 14:40

» Khúc Nhạc Tình Buồn - 1
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Dec 05 2023, 12:32

» Thẫn Thờ Triền Miên
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Dec 01 2023, 16:32

» THƠ NGẮN
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 27 2023, 16:47

» Tâm Sự Với Trăng
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Nov 21 2023, 21:29

» Thổn Thức Tiếng Lòng
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 17 2023, 13:35

» Vậy Mà Ai Nỡ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 13 2023, 20:47

» Nỗi Nhớ Niềm Thương Dưới Nắng Tà
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Nov 09 2023, 22:35

» Thơ Tình Buồn
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 03 2023, 13:19

» Nửa Mảnh Tình Xa
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Wed Sep 20 2023, 02:14

» Quá Khứ Còn Đâu
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Mon Sep 04 2023, 17:47

» Thơ Những Mối Tình Buồn (2)
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Jul 28 2023, 20:48

» Thơ Những Mối Tình Buồn
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu May 18 2023, 10:10

» Chung Một Cõi Về
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Mon May 01 2023, 18:30

» Xuân Phân Niềm Nhớ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Wed Apr 05 2023, 18:28

» Mê Trần
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sat Mar 11 2023, 19:38

» Tưởng Vọng Cố Nhân
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Mon Feb 27 2023, 22:08

» Thơ Hay Ngắn Trích Đoạn
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Jan 31 2023, 09:32

» Đêm Đông
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Tue Jan 17 2023, 20:09

» 1- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:27

» 2- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:26

» Hương Tình Thu
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Mon Dec 19 2022, 03:42

» lục bát mùa thu
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Sun Aug 28 2022, 09:51

» Tháng Tám Về
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Thu Aug 04 2022, 18:42

» dại khờ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Mon Jun 20 2022, 08:32

» Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jun 18 2022, 22:16

» TÌNH QUÊ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Wed Jun 15 2022, 08:36

» hương thầm
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Wed May 25 2022, 08:12

» Trăm Ngày Xuân Vắng Nhau
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sun May 22 2022, 06:01

» nhuộm tóc
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Wed May 18 2022, 10:57

» mùa lúa trỗ bông
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Tue May 03 2022, 10:55

» hè ơi
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Wed Apr 13 2022, 10:21

» Gửi Người Tình Lỡ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sun Apr 03 2022, 17:44

» Biển Chiều Gọi Nhớ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sat Mar 26 2022, 07:20

» nắng tháng ba
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Wed Mar 23 2022, 10:56

» Hai Góc Tình Xa
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sun Mar 20 2022, 20:07

» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Fri Mar 18 2022, 08:43

» Gởi Bạn Tri Âm
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Fri Mar 11 2022, 08:52

» giấc mơ hồng
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Sun Feb 06 2022, 08:25

» MỘT CHUYỆN HI HỮU
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Jan 30 2022, 13:23

» tìm lại người xưa
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Sun Jan 30 2022, 11:27

» Xuân Là Em
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Sat Jan 29 2022, 21:37

» chúc tết nhâm dần
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 27 2022, 07:48

» vào xuân
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 20 2022, 18:05

» RU ANH NỒNG NÀN (Mimosa)
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Wed Jan 19 2022, 03:04

» nghề nông
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Sat Jan 15 2022, 07:18

» sự đời
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Tue Jan 04 2022, 08:39

» tết này em có về không
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Sat Dec 25 2021, 17:24

» Tranh Thơ Giáng Thu Xưa
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Giáng Thu Xưa Tue Dec 21 2021, 04:28

» cái còi xe
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Tue Dec 07 2021, 08:59

» nhớ mẹ chiều đông
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Fri Dec 03 2021, 17:17

» khất lấy chồng
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Thu Dec 02 2021, 07:07

» Xướng Họa - Đường Luật
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Gió Bụi Tue Nov 23 2021, 06:54

» Chiếc Nón Bài Thơ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Gió Bụi Sun Nov 21 2021, 08:22

» thầy tôi
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Thu Nov 18 2021, 08:12

» Xoắn Xuýt Tình Thơ
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Viễn Phương Tue Nov 16 2021, 09:06

» tuổi già
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Sun Nov 07 2021, 06:42

» phận người
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:03

» phận người
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:01

» bà em
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Sun Oct 31 2021, 08:32

» nói với con
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Emptyby Lê Hải Châu Thu Oct 28 2021, 11:05

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc

Go down 
4 posters
Tác giảThông điệp
Lãng Tử Miền Tây

Lãng Tử Miền Tây



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptyThu Aug 02 2012, 09:01

Admin chuyển các bài viết từ topic: Trăng gầy bến mơ. (thuận nghich ) - Tp:

https://hoavien.forumvi.com/t2394-topic


Chào bạn, nếu bạn không giận thì LT xin chia sẻ với bạn điều này:

Trong thể thơ đường luật làm theo lối Thuận Nghịch Độc thì phải theo quy luật đọc thuận: Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Đọc nghịch: Từ phải qua trái, từ dưới lên trên và đương nhiên đọc thuận hay đọc nghịch thì cũng phải có nghĩa.

Còn như LT thấy ở thỉ bài thơ này của bạn chỉ đọc từ trên xuống dưới mà thôi!
Để tránh bạn sáng tác nhiều rồi phải sửa lại nên hôm nay LT nói lời này mong bạn đừng giận nha. lăn


Được sửa bởi Lãng Tử Miền Tây ngày Thu Aug 02 2012, 09:14; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptyThu Aug 02 2012, 09:12

Lãng Tử Miền Tây đã viết:
Chào bạn, nếu bạn không giận thì LT xin chia sẻ với bạn điều này:

Trong thể thơ đường luật làm theo lối Thuận Nghịch Độc thì phải theo quy luật đọc thuận: Từ trái qua phải, từ dưới lên trên. Đọc nghịch: Từ phải qua trái, từ dưới lên trên và đương nhiên đọc thuận hay đọc nghịch thì cũng phải có nghĩa.

Còn như LT thấy ở thỉ bài thơ này của bạn chỉ đọc từ trên xuống dưới mà thôi!
Để tránh bạn sáng tác nhiều rồi phải sửa lại nên hôm nay LT nói lời này mong bạn đừng giận nha. lăn

Câu đó, phải là: "Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới" chứ? lăn Hồi đó, khi mới tập làm chơi thể loại này, tui cũng bị lộn như vậy hết một lần. cười ha ha
Về Đầu Trang Go down
Lãng Tử Miền Tây

Lãng Tử Miền Tây



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptyThu Aug 02 2012, 09:16

Đúng rồi, viết nhầm, chứ hai cái từ dưới lên trên thì còn gì để nói nữa, cám ơn bạn nhắc nha.
Về Đầu Trang Go down
Lãng tử ca

Lãng tử ca



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptyThu Aug 02 2012, 11:33

Lãng Tử Miền Tây đã viết:
Chào bạn, nếu bạn không giận thì LT xin chia sẻ với bạn điều này:

Trong thể thơ đường luật làm theo lối Thuận Nghịch Độc thì phải theo quy luật đọc thuận: Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Đọc nghịch: Từ phải qua trái, từ dưới lên trên và đương nhiên đọc thuận hay đọc nghịch thì cũng phải có nghĩa.

Còn như LT thấy ở thỉ bài thơ này của bạn chỉ đọc từ trên xuống dưới mà thôi!
Để tránh bạn sáng tác nhiều rồi phải sửa lại nên hôm nay LT nói lời này mong bạn đừng giận nha. Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc 1875860535

Cám ơn bạn đã góp ý. Bạn có vẻ rành về luật thơ Đường nhỉ. Bạn có thể trích đoạn luật này "luật đọc thuận: Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Đọc nghịch: Từ phải qua trái, từ dưới lên trên " từ nguồn nào, để tôi biết đây có phải đúng là luật hay lỗi, theo lối mòn chẳng có gì hay mà bắt cứ phải theo, để tôi mở rộng thêm kiến văn.

(Tôi cũng hỏi thử vài người... nhưng họ cũng không chắc, có phải là luật không nữa).

Và với tôi nếu là luật “Có thể làm tất cả những gì luật không cấm”.

Còn với bạn “Chỉ được làm những gì mà luật cho phép”.

Nên rất khó có cái nhìn chung...
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc 817711947
Về Đầu Trang Go down
Lãng Tử Miền Tây

Lãng Tử Miền Tây



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptySat Aug 04 2012, 18:59

Tản Mạn Về Thơ Thuận Nghịch Độc
TẢN MẠN VỀ THƠ THUẬN NGHỊCH ĐỘC.
ĐÀO ĐỨC NHUẬN

Trong thơ Việt, có một số bài thơ được gọi là thơ thuận nghịch độc, có người còn gọi là thơ hồi văn.

Thuận nghịch độc hay hồi văn là bài thơ có thể đọc xuôi bình thường từ câu đầu cho đến câu cuối nhưng cũng bài thơ đó, nếu đọc ngược lên từ chữ cuối câu cuối và chấm dứt bài thơ với chữ đầu câu đầu bài thơ vẫn đúng niêm luật, vần điệu và có ý nghĩa. Theo Nguyễn Văn Ngọc trong Nam Thi Hợp Tuyển, thơ thuận nghịch độc tuy làm theo thể thơ Đường nhưng lại là một lối riêng của thơ Việt Nam.

Thuận nghịch độc là một lối thơ rất khó làm vì mỗi khi làm một câu thơ lại phải đọc xuôi, đọc ngược làm sao cho cả 2 cách đọc xuôi, ngược đều phải có ý nghĩa và hợp vận luật. Chắc hẳn lối thơ này đã từng có nhiều bài, nhiều tác giả sáng tác nhưng nhiều bài đã không thể tồn tại với thời gian vì khi đọc lên nó không đạt được đúng yêu cầu là đọc xuôi, đọc ngược gì thì bài thơ cũng phải đúng vận luật và phải có ý nghĩa. Vì đây là một yêu cầu quá khó nên cho đến ngày nay, số bài thơ thuận nghịch độc tương đối có giá trị còn lại không được là bao!

Sau đây chúng tôi lục đăng một số thơ thuận nghịch độc kể cả xưa và nay để chúng ta cùng thưởng lãm.

Trước hết chúng ta thử đọc mấy bài làm theo thể Đường luật thất ngôn bát cú (bài có 8 câu, mỗi câu có bảy chữ).

Đây là bài Đền Ngọc Sơn của tác giả khuyết danh.

Bài đọc xuôi:

Linh uy tiếng nổi thực là đây
Nước chắn hoa rào một khóa mây
Xanh biếc nước soi hồ lộn bóng
Tím bầm rêu mọc đá tròn xoay
Canh tàn lúc đánh chuông ầm tiếng
Khách vắng khi đưa xạ ngát bay
Thành thị tiếng vang đồn cảnh thắng
Rành rành nọ bút với nghiên này. (1)

Bài đọc ngược:

Này nghiên với bút nọ rành rành
Thắng cảnh đồn vang tiếng thị thành
Bay ngát xạ đưa khi vắng khách
Tiếng ầm chuông đánh lúc tàn canh
Xoay tròn đá mọc rêu bầm tím
Bóng lộn hồ soi nước biếc xanh
Mây khóa một rào hoa chắn nước
Đây là thực nổi tiếng uy linh.

Lê Khánh Thọ, trong bài Vị Thánh trại Nam Hà viết lại câu chuyện cầu cơ tại trại tù Nam Hà ở Hà Tĩnh do thân phụ của tác giả, nguyên là Đại tá Tham mưu trưởng Quân Đoàn 2 trước năm 1975 thuật lại. Buổi cầu cơ xảy ra vào đêm 12-12-1979 tại phòng số 1 trại Nam Hà. Ngồi trong bàn cơ có sự hiện diện của cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc, cựu Phó Chủ tịch Hạ viện Hoàng Xuân Lãm, cựu Bộ trưởng Lê Ngọc Chấn, linh mục Nguyễn Văn Minh. Vị thánh cho thơ là lãnh tụ Cần vương Đình nguyên Phan Đình Phùng (1847-1895) danh hiệu Tùng La.

Bài thơ Thánh dạy thuộc thể thuận nghịch độc, như sau:

Bài thơ đọc xuôi:

Vay trả cuộc đời thói đổi thay
Bể dâu riêng khóc hận vơi đầy
Tay khoanh há dễ ôm hờn tủi
Mặt ngoảnh đành cam chịu đắng cay.
Hay dở biết nhìn khi phải tỉnh
Đảo điên trông thấy lúc cần say
Mày râu giữ trọn nguyền sông núi
Vay thỏa sức bằng đợi gió mây.(2)

Bài thơ đọc ngược:

Mây gió đợi bằng sức thỏa vay
Núi sông nguyền trọn giữ râu mày
Say cần lúc thấy trông điên đảo
Tỉnh phải khi nhìn biết dở hay
Cay đắng chịu cam đành ngoảnh mặt
Tủi hờn ôm dễ há khoanh tay
Đầy vơi hận khóc riêng dâu bể
Thay đổi thói đời cuộc trả vay.

Chắc hẳn những anh em trong trại tù khi biết bài thơ này đã thấy tâm hồn mình phơi phới một niềm tin vào tương lai đầy hứa hẹn. Và biết đâu đây chẳng là “ý của thánh” muốn mọi người tù chúng ta phải luôn luôn giữ vững lý tưởng mà mình đã theo đuổi dù bây giờ tạm thời phải nằm yên:

Mày râu giữ trọn nguyền sông núi
Vay thỏa sức bằng đợi gió mây.

Đọc xuôi rồi lại đọc ngược bằng chữ Việt đã là khó. Vậy mà có tác giả lại làm loại thơ đọc xuôi là thơ chữ Hán, đọc ngược thành thơ chữ Nôm mới thật là công phu và tài tình.

Ta thử đọc bài thơ Phong Hoa Tuyết Nguyệt của Vũ Duy Thanh (1806-1861). Ông người làng Kim Bồng tỉnh Ninh Bình, thi đình đỗ Bảng nhãn khoa Chế khoa Cát sĩ niên hiệu Tự Đức thứ 4 (1851), làm quan đến Quốc tử giám Tế tửu, người đời thường gọi là cụ Bảng Kim Bồng.

Tác phẩm của cụ gồm có: "Bồng châu Vũ tiên sinh thi văn" và "Trừng Phủ thi tập".

Đọc xuôi là một bài thơ chữ Hán:

Thi đàn tế liễu lộng hoa hài
Khách bộ tùy sương, ấn bích đài
Kỳ cục đả phong thanh áp trận
Tửu biều nghinh tuyết bạch hòa bôi
Sơ liêm thấu nguyệt hương ly cúc
Yến tịch lăng hoa vị át mai
Phi phất lĩnh đầu chiêm tĩnh điếm
Thi đàn tế liễu lộng hoa hài. (3)

Lãng Nhân dịch nghĩa:

Đi hài hoa đến thi đàn, qua rặng liễu nhỏ
Lốt giầy khách đi sớm in trên rêu biếc
Nhân lúc gió mát đánh cuộc cờ
Có tuyết xuống nghiêng bầu rượu uống
Vườn cúc bong trăng soi qua rèm thưa
Mùi hương hoa mai đưa vào tiệc yến
Phất phơ gió thổi qua điếm vắng trên đỉnh núi
Đi hài hoa đến thi đàn, qua rặng liễu nhỏ.

Đọc ngược thành bài thơ chữ Nôm:

Giầy hoa lỏng lẻo tới đàn thơ
Điếm lạnh xem đầu núi phất phơ
Mai át mùi hòa lừng tiệc yến
Cúc lìa hương nguyệt thấu rèm thưa
Chén hòa bạch tuyết nghiêng bầu rượu
Trận áp thanh phong đánh cuộc cờ
Rêu biếc in sương theo bước khách
Giầy hoa lỏng lẻo tới đàn thơ.

Khi đọc ngược bài thơ chữ Hán ra bài thơ chữ Nôm, chúng ta sẽ bắt gặp những cách đọc chữ Nôm của cha ông ta ngày xưa. Chữ Nôm là loại chữ ô vuông như chữ Hán nhưng không phải là chữ Hán và được mượn từ chữ Hán để sáng tạo chữ Nôm. Về cách đọc những chữ Hán thì tùy chữ đứng trong câu thơ, câu văn mà có cách đọc khác nhau. Như trong bài thơ trên, khi đọc ngược thành thơ chữ Nôm, ta có những cách đọc sau đây theo phân tích của nhà biên khảo Trần Văn Giáp (1902-1973) trong tác phẩm "Lược khảo vấn đề chữ Nôm":

* Chữ mượn cả âm lẫn nghĩa: (từ Hán-Việt) hoa, đàn (câu 1), điếm, đầu (câu 2), mai, hoa, yến (câu 3)…

nguồn : http://thuhoiquan.net/showthread.php?3529-T%E1%BA%A3n-M%E1%BA%A1n-V%E1%BB%81-Th%C6%A1-Thu%E1%BA%ADn-Ngh%E1%BB%8Bch-%C4%90%E1%BB%99c

Chắc có lẽ bạn giận tui khi tui nói điều đó. Vậy cho tui xin lỗi, bạn muốn có nguồn thì nguồn đây! Còn bạn muốn làm theo lối mới thì đương nhiên bạn có quyền. Tui chỉ tưởng bạn làm theo lối thuận nghịch độc thôi nên mới góp ý! Còn bây giờ thì tui xin lỗi thêm lần nữa và sẽ ko bao giờ bình luận về topic của bạn, vui thì họa thơ thôi. Khi lên đây tui có ý định chính là vui và trôi dào, chia sẽ kiến thức mà những gì bạn và mình biết nhưng rất tiếc là... Tui không rành gì cả! Cả khi mình ẩu, mình làm sai thì tui cần sự thẳng tính của bạn bè để sửa. Tui chỉ nói những gì mà mình thấy lá đúng thôi và chỉ nói cho những ai cần...
Đúng, không có chung cách nhìn thì... nói gì cũng vô bổ. chúc bạn vui vẻ
Về Đầu Trang Go down
Admin

Admin



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptySat Aug 04 2012, 19:19

Xin các bạn hãy tiếp tục cùng nhau góp ý trên tinh thần xây dựng và đoàn kết. Để tiện cho việc bàn luận được mạch lạc, tôi xin phép các bạn cho tôi chuyển các bài viết có tính chất trao đổi này vào mục Thắc Mắc - Hướng Dẫn. Nhưng sẽ lưu đường link dẫn về Topic này. Xin cảm ơn.

Admin.
Về Đầu Trang Go down
https://hoavien.forumvi.com
Lãng tử ca

Lãng tử ca



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptySat Aug 04 2012, 19:20

ntd đã viết:
Sao mà tự Quote bài của mình lại chi vậy anh? Tui có thấy khác gì bài ở trên đâu? Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc 997289320
Sửa lại thành thơ "nghịch ngợm" đó anh. Bữa nào làm đọc dưới lên thì ghi "thuận nghịch độc" còn làm đọc trên xuống
thì ghi "thuận nghịch ngợm".. Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc 1875860535

Cám ơn Lãng Tử Miền Tây đã đưa lên một tài liệu rất hay.Để mọi người mở rộng kiến văn .
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc 2249769940
Về Đầu Trang Go down
Lãng Tử Miền Tây

Lãng Tử Miền Tây



Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc EmptySat Aug 04 2012, 19:28

Cụng Ly 4
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc   Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Luận bàn về thể thơ Thuận Nghịch Độc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» EM NHƯ NẾP MỚI (Thuận Nghịch Độc - ntd)
» THƠ THUẬN NGHỊCH ĐỘC
» Còn say (Thuận Nghịch Độc)
» Đêm nhớ nhà (Thuận nghịch độc)
» Bến xưa (thuận nghịch độc)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HOA VIÊN :: VƯỜN THƠ - VĂN :: VĂN HỌC :: Tản Mạn Về Văn Học-
Chuyển đến