HOA VIÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Diễn đàn về Văn học, Thơ ca, Nghệ thuật, Tình bạn, Tình yêu, và Cuộc sống. Không chính trị và quảng cáo.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 1 (hoavien.forumvi.com).          Chào mừng bạn đã đến với Diễn đàn Hoa Viên 2 (hoavien2.forumvi.com).          
Thống Kê
Hiện có 61 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 61 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 145 người, vào ngày Thu May 02 2024, 15:17
Latest topics
» Dòng Thơ Nhạc Trích Đoạn
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Apr 28 2024, 16:14

» Sau Mười Năm
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Thu Apr 04 2024, 18:31

» Cánh Thơ Xuân Tình
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Fri Mar 22 2024, 19:43

» Khúc Nhạc Tình Yêu & Câu Chuyện Tình
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Jan 25 2024, 16:22

» Thơ Hay Ngắn
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jan 13 2024, 13:26

» Tôi Yêu Mùa Đông
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sun Dec 24 2023, 18:50

» Thôi Rồi Nỗi Nhớ Còn Đây…
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Dec 21 2023, 16:21

» Buồn Thu
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sun Dec 17 2023, 19:27

» Khúc Nhạc Tình Buồn – 2
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Wed Dec 06 2023, 14:40

» Khúc Nhạc Tình Buồn - 1
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Dec 05 2023, 12:32

» Thẫn Thờ Triền Miên
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Dec 01 2023, 16:32

» THƠ NGẮN
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 27 2023, 16:47

» Tâm Sự Với Trăng
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Nov 21 2023, 21:29

» Thổn Thức Tiếng Lòng
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 17 2023, 13:35

» Vậy Mà Ai Nỡ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Nov 13 2023, 20:47

» Nỗi Nhớ Niềm Thương Dưới Nắng Tà
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu Nov 09 2023, 22:35

» Thơ Tình Buồn
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Nov 03 2023, 13:19

» Nửa Mảnh Tình Xa
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Wed Sep 20 2023, 02:14

» Quá Khứ Còn Đâu
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Mon Sep 04 2023, 17:47

» Thơ Những Mối Tình Buồn (2)
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Fri Jul 28 2023, 20:48

» Thơ Những Mối Tình Buồn
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Thu May 18 2023, 10:10

» Chung Một Cõi Về
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Mon May 01 2023, 18:30

» Xuân Phân Niềm Nhớ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Wed Apr 05 2023, 18:28

» Mê Trần
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sat Mar 11 2023, 19:38

» Tưởng Vọng Cố Nhân
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Mon Feb 27 2023, 22:08

» Thơ Hay Ngắn Trích Đoạn
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Tue Jan 31 2023, 09:32

» Đêm Đông
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Tue Jan 17 2023, 20:09

» 1- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:27

» 2- Thơ Vui Mừng Năm Mới 2023
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Mon Jan 16 2023, 09:26

» Hương Tình Thu
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Mon Dec 19 2022, 03:42

» lục bát mùa thu
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sun Aug 28 2022, 09:51

» Tháng Tám Về
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Thu Aug 04 2022, 18:42

» dại khờ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Mon Jun 20 2022, 08:32

» Tập Thơ Chọn Lọc - Nhất Lang (Nguyễn Thành Sáng)
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sat Jun 18 2022, 22:16

» TÌNH QUÊ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Wed Jun 15 2022, 08:36

» hương thầm
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Wed May 25 2022, 08:12

» Trăm Ngày Xuân Vắng Nhau
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sun May 22 2022, 06:01

» nhuộm tóc
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Wed May 18 2022, 10:57

» mùa lúa trỗ bông
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Tue May 03 2022, 10:55

» hè ơi
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Wed Apr 13 2022, 10:21

» Gửi Người Tình Lỡ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sun Apr 03 2022, 17:44

» Biển Chiều Gọi Nhớ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sat Mar 26 2022, 07:20

» nắng tháng ba
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Wed Mar 23 2022, 10:56

» Hai Góc Tình Xa
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sun Mar 20 2022, 20:07

» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Fri Mar 18 2022, 08:43

» Gởi Bạn Tri Âm
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Fri Mar 11 2022, 08:52

» giấc mơ hồng
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sun Feb 06 2022, 08:25

» MỘT CHUYỆN HI HỮU
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Nguyễn Thành Sáng Sun Jan 30 2022, 13:23

» tìm lại người xưa
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sun Jan 30 2022, 11:27

» Xuân Là Em
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Sat Jan 29 2022, 21:37

» chúc tết nhâm dần
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 27 2022, 07:48

» vào xuân
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Thu Jan 20 2022, 18:05

» RU ANH NỒNG NÀN (Mimosa)
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Wed Jan 19 2022, 03:04

» nghề nông
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sat Jan 15 2022, 07:18

» sự đời
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Tue Jan 04 2022, 08:39

» tết này em có về không
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sat Dec 25 2021, 17:24

» Tranh Thơ Giáng Thu Xưa
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Giáng Thu Xưa Tue Dec 21 2021, 04:28

» cái còi xe
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Tue Dec 07 2021, 08:59

» nhớ mẹ chiều đông
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Fri Dec 03 2021, 17:17

» khất lấy chồng
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Thu Dec 02 2021, 07:07

» Xướng Họa - Đường Luật
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Gió Bụi Tue Nov 23 2021, 06:54

» Chiếc Nón Bài Thơ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Gió Bụi Sun Nov 21 2021, 08:22

» thầy tôi
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Thu Nov 18 2021, 08:12

» Xoắn Xuýt Tình Thơ
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Viễn Phương Tue Nov 16 2021, 09:06

» tuổi già
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sun Nov 07 2021, 06:42

» phận người
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:03

» phận người
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Mon Nov 01 2021, 10:01

» bà em
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sun Oct 31 2021, 08:32

» nói với con
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Thu Oct 28 2021, 11:05

» giao mùa
Cổ Học Tinh Hoa Emptyby Lê Hải Châu Sat Oct 23 2021, 08:23

Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Cổ Học Tinh Hoa

Go down 
4 posters
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:05

Hôm nay, xin bắt đầu loạt truyện Cổ Học Tinh Hoa. Mời các bạn thưởng lãm.


Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân. NXB: Văn học

Mục Lục:

Tiểu tự
Không quên được cái cũ
Lúc đi trắng, lúc về đen
Lợi mê lòng người
Lấy của ban ngày
Khổ thân làm việc nghĩa
Cách cư xử ở đời
Tu thân
Ôm cây đợi thỏ
Đánh dấu thuyền tìm gươm
Ba con rận kiện nhau
Hai phải
Tăng Sâm giết người
Bán mộc, bán giáo
Ngọc ở trong đá
Bắt chước nhăn mặt
Cái được cái mất của người làm quan
Can vua bỏ rượu
Khéo can được vua
Chết mà còn răn được vua
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Hà bá lấy vợ
Ghét con không giống mình
Lợn mẹ giết lợn con
Giáp, Ất tranh luận
Mặt trời xa gần
Cách phục lòng người
Lòng cương trực
Trí, Trung, Dũng
Biết lẽ ngược xuôi
Tài nghệ con lừa
Đánh đàn
Thổi sáo
Người nước lỗ sang nước Việt
Giữ lấy nghề mình
Truyện người A Lưu
Mất búa
Tường đổ
Người con có hiếu
Thầy Tăng Sâm
Ông quan thanh bạch
Không nhận cá
Của báu
Biết rõ chữ "nghĩa"
Tri kỷ
Cảm tình
Vì nghĩa công, quên thù riêng
Dong người được báo
Nói thí dụ
Con cò và con trai
Hồ mượn oai hổ
Mạnh Thường Quân vào nước Tần
Thập Bì nói chuyện với Huệ Vương
Tham lợi trước mắt, quên hại sau lưng
Trước khi đánh người phải biết giữ mình
Không nên sát phạt lẫn nhau
Diều gỗ
Lá đỏ
Chữ tín
Tự lấy mình làm khoan khoái
Người khôn sống lâu
Vợ răn chồng
Bà huyện can đảm
Thế nào là trung thần
Báo thù
Cách dùng pháp luật
Thật giả khó phân
Truyện Đười ươi
Thuật xem tướng
Theo ai phải cẩn thận
Say, tỉnh, đục, trong
Nhan Súc nói chuyện với Tề Vương
Khấu Chuẩn thương nhớ mẹ
Tình mẹ con, con vượn
Học trò biết học
Phúc đấy, hoạ đấy
Hoạ phúc không lường
Vẽ gì khó
Cách đâm hổ
Âm nhạc
Trí và nhân
Hết lòng vì nước
Bọ ngựa chống xe
Ứng đối linh lợi
Thửa giày
Cứu người lúc nguy cấp
Nghèo mà không oán
Thân trọng hơn làm vua
Thân trọng hơn thiên hạ
Chúc mừng
Người bán thịt dê
Thành thực
Mẹ hiền dạy con
Ngọc bích họ Hoà
Nuôi gà chọi
Dùng chó bắt chuột
Lời nói người bán cam
Vợ chồng người nước Tề
Đầy thì đổ
Ông lão bán dầu
Gặp quỉ
Mua nghĩa
Ứng đối giỏi
Hà chính mãnh ư hổ
Hang ngu công
Trung hiếu lưỡng toàn
Mong làm điều phải
Kẻ bất chính
Nhân trung dài sống lâu
Thuốc bất tử
Cái lẽ sống chết
Nói về sống chết
Biết dở sửa ngay
Tài và bất tài
Quên cả cái thân
Đại đồng
Cầu ở mình hơn cầu ở người
Hoà thuận với mọi người
Mất cung
Muôn vật một loài
Lúc nào được nghỉ
Có chịu lo, chịu làm mới sống được
Chính danh
Nên xử thế nào?
Chiếc thuyền đụng chiếc đò
Rắn rời chỗ ở
Nhường thiên hạ
Rửa tai
Chết đói dầu núi
Đời người
Ba điều khó học
Ba điều vui
Thương mẹ già yếu
Áo đơn mùa rét
Dâng thư cứu cha
Nuôi mẹ bằng điều phải
Say bắn chết trâu
Tên tù nước Sở
Bệnh quên
Bệnh Mê
Vợ lẽ phải đòn
Khoét mắt
Vợ xấu
Ghen cũng phải yêu
Lời con can cha
Một cách để lại cho con cháu
Một cách lo xa cho con cháu
Thầy trò dạy nhau
Lưỡi vẫn còn
Không chịu nhục
Câu nói của người đánh cá
Vua tôi bàn việc
Khó được yết kiến
Không phục nước Tần
Cậy người không bằng chắc ở mình
Phẩm trật ông quan, phẩm giá con người
Bài trâm của người làm quan
Cười người ta khóc
Hiếu tử, trung thần
Đọc sách cổ
Mất dê
Thực học
Đây mới thật là thầy
Bỏ quên con sinh
Chọn người rồi sau hãy gây dựng
Cơ tâm
Không đợi trông cũng biết
Khinh người
Hai cô vợ lẽ người chủ trọ
Ba điều phải nghĩ
Lo, vui
Thấy lợi, nghĩ đến hại
Thuỷ chung với vợ
Đáng sợ gì hơn cả
Chỉ biết có mình
Thở dài
Thằng điên
Người xuất tục
Vợ thầy kiện
Ác ngầm
Bảy cô vợ lẽ
Gõ nhịp mà hát
Liêm, sỉ
Tiễn người đi làm quan
Viếng người đi làm quan
Đức uống rượu
Làng say
Treo kiếm trên mộ
Chết vì lễ nghĩa hay vì tình
Vì nghĩa nên tình
Nghĩa công nặng hơn tình riêng
Mẹ khôn con giỏi
Tu tại gia
Người vợ hiền minh
Trọng nghĩa khinh tài
Mua xương ngựa
Lời nói kẻ bắt rắn
Hoà vi quý
Cách trị dân
Can gì mà phá đi
Hay dở đều do mình cả
Nguỵ biện
Không chịu theo lẽ phản nghịch
Cách cư xử ở đời
Tự xét lại mình
Không nên câu nệ
Tri kỷ
Trồng khó, nhổ dễ
Người kiếm củi được con hươu
Hỏi thăm dân
Dân quí nhất
Nhuộm tơ
Kéo lê đuôi mà đi
Phải biết phòng xa
Một câu đoán đúng
Cùng, đạt bởi số
Thư viết răn con
Viết thư khuyên bạn
Thư viết cho bạn
Tham thì chết
Vì tham bị hại
Phân tích không rõ
Không yêu nhau mới loạn
Cũng là ăn trộm
Lo trời đổ
Dùng rượu say để khiến chồng
Tưới dưa cho người
Cách biết lòng người
Cách làm cho khỏi tức giận
Tiễn một lời nói
Quí lời nói phải
Tư tưởng Lão Tử
Làm nhà cỏ cũng đủ
Thế nào là đại trượng phu
Thiên hạ sĩ
Dự Nhượng báo thù
Quan tài con
Lệch thừa không bằng ngay thiếu
Bắt thay chiếu
Đám ma to
Muôn vật một thể
Tự tính
Ngu Công dọn núi
Mã Viện
Danh ngôn danh lý
Bạt.

Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:06

Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/Tiểu tự

< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân
“Có mới, nới cũ” thường tình vẫn thế. Tân học mỗi ngày một tiến, tất
Cựu học phải lùi và có khi sợ rồi mai một đi mất.
Nhưng, Tân học mà hay, tất là Tân học có một nền tảng vững chắc. Nền
tảng ấy tức là tinh hoa của Cựu học. Cựu học nước nhà là một thứ học
trải qua bao nhiêu đời, đã làm cho ông cha ta phù thực được cương
thường, chấn chỉnh được phong hóa, bảo tồn được quốc thể, duy trì được
thế đạo nhân tâm, thật không phải là một cái Học không có giá trị đáng
khinh rẻ hay quên bỏ được. Vả chăng: "Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi
manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị tri lục trầm" ta đã biết truyện đời
nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa, ta ôn lại việc đời xưa mà ta
rõ được việc đời nay, có như thế, thì cái Học của ta mới không đến nỗi
khiếm khuyết. Vì, tuy chia làm cổ, kim, nhưng chẳng qua cũng chỉ là buổi
sớm, buổi chiều trong một ngày của trời đất, kẻ học giả mà câu nệ chấp
nhất, chỉ biết cổ không muốn biết kim, hay chỉ biết kim không muốn biết
cổ, thì sao gọi là "bác cổ thông kim" được!

Cựu học của ta là gì? Cựu học của ta tức là Hán học nghĩa là một
cái Học chung cho cả mấy dân tộc ở Á Đông đã chịu cái văn hóa của giống
người Hán, tức là người Trung Hoa. Cựu học không phải là chỉ có Tứ Thư,
Ngũ Kinh, xưa kia đa số quen dùng làm cái học cử nghiệp mà thôi. Ngoại
giả, còn Bác gia chư tử thật là man mác rộng như bể, học thuyết đủ mọi
mặt, lý tưởng rất sâu xa, muốn học cho tới nơi, phải mất bao nhiêu công
phu, thời giờ mới được.
Nay, chúng tôi biên tập quyển sách nầy, không phải là muốn chuyên tâm
nghiên cứu riêng một phái nào hay một nhà nào. Chúng tôi chỉ góp nhặt
một đôi chút lý tưởng trong Cổ học gọi là để cho người đọc thiệp liệp
qua được một ít tinh hoa của lối học cũ mà thôi. Nên chúng tôi mới lạm
dụng bốn chữ "Cổ Học Tinh Hoa" làm nhan sách.

Chúng tôi có ý chọn những bài ngắn mà nghĩa lý hàm súc dồi dào.
Những bài ấy tuy là truyện từ đời xưa bên Tàu, nhưng ứng dụng vào đời
nào và ở đâu cũng được. Vì truyện tuy cổ, nhưng cái chân lý thì bao giờ
cũng là một, mà bao giờ cũng như mới. Nào hiếu đệ, nào trung tín, nào lễ
nghĩa, nào liêm sĩ, đến cả những việc kỳ quái, sinh tử; bài nầy chính
giọng huấn giáo, bài kia rõ thể ngụ ngôn, truyện nầy nghiêm trang khắc
khổ, truyện kia khôi hài lý thú; đức Khổng nói "Nhân" hồn nhiên như hóa
công; ông Mạnh bàn "Nghĩa" chơm chởm như núi đá, Tuân Tử nói "Lễ" thật
là đường bệ, Mặc Tử nói "Ái" thật là rộng rãi, hình danh như Hàn phi tử
thật là nghiêm nghị khiến người mất bụng làm xằng, ngôn luận như Án Tử
thật là thâm thiết khiến người dễ đường tỉnh ngộ, đến nói đạo đức như
Lão Tử, bàn khoáng đạt như Trang Tử thật lại biến hóa như rồng, phấp
phới như mây... các lý thuyết mỗi nhà một khác, có khi phản đối hẳn
nhau, nhưng thực khiến cho người đọc vừa được vui, vừa phải đem tâm suy
nghĩ.

Dịch những bài văn như thế, chúng tôi lấy làm rất khó. Chẳng
những chữ Hán dịch ra chữ Nam, lắm câu không hết được nghĩa, nhiều bài,
chính nguyên văn cũng mỗi nơi chép một khác không lấy gì làm xác định.
Nên khi dịch, chúng tôi phải châm chước cân nhắc từng bài, bài thì địch
thẳng nguyên văn, bài thì chỉ dịch lấy đại ý, hoặc có bài phải rút bớt,
hay thêm ra, hay đúc lại, cốt cho nó xuông tiếng Nam mà không hại đến
nghĩa bài thì thôi.
Dịch Hán văn ra quốc văn, tất phải dùng nhiều chữ Hán. Song chữ nào bất
đắc dĩ phải dùng, thì ở dưới chúng tôi đã có "giải nghĩa" rõ ràng. Nghĩa
ấy thường chỉ là nghĩa riêng trong bài, chớ không phải hết mọi nghĩa
của từng chữ.

Những tên người, tên đất, muốn cho tinh tường, đáng lẽ phải có
một cái biểu liệt đủ tên những tác giả cùng những người nói trong chuyện
và một bức địa đồ Trung Hoa trải qua các thời đại. Nhưng việc ấy xin để
nhường những nhà chuyên về Bắc sử sau nầy, đây chúng tôi chỉ chua qua
để cho độc giả đủ biết cái đại cương mà thôi.
Đọc một bài văn hay, mà tư tưởng đã thấm thía vào tâm não, thì tất không
sao để yên ngòi bút mà không phê bình được. Đó cũng là một cái thông
bệnh của những người hâm mộ văn chương hay có cái thú ngâm nga và đưa
ngòi bút khuyên liền, khuyên kín vậy. Chúng tôi cũng không tránh khỏi
cái bệnh ấy. Nên dưới mỗi bài chúng tôi cũng góp "Lời Bàn", cốt là để
giải rõ các đại ý trong bài hoặc lạm bình một, đôi câu ứng với cái thời
buổi bây giờ.

Chúng tôi mạo muội biên dịch quyển sách nầy là quyển đầu, có ý
bảo tồn tinh hoa của cổ học và mong các bạn thiếu niên ta nhớ đến nguồn
gốc từ bao nghiêu nghìn năm về trước, rõ các điển tích thường dẫn trong
văn chương nước nhà, thêm trước được ít tài liệu có khi làm văn phải
dùng đến, rộng được ít tri thức tuy thuộc về Cổ học mà thật khác nào
"như thóc gạo, như vải lụa", thường cần đến hàng ngày. Nếu quyển sách
này, giúp được một phần trong muôn phần ấy, thì chúng tôi lấy làm hoan
hỷ lắm vậy.


Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm Ất Sửu (1925)


Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc
Từ An Trần Lê Nhân
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:08

Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/1

< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

Không quên được cái cũ

Đức Khổng-tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng-tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc.
Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc."

  • Đức Khổng-tử hỏi: Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm bằng cỏ, thì việc gì mà phải khóc?
  • Người đàn bà nói: Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc, là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữa.
Lời Bàn

  • Cái gì đã là của mình, mình có bụng yêu, mà lỡ khi mất, thì về sau dù có được cái khác giống như thế, hay hơn thế, mình cũng không thể sao yêu cho bằng. Thường, lại chỉ vì thấy cái mới mà hồi nhớ đến cái cũ, sinh ra chạnh lòng, nên câu ta thán, có khi ngậm ngùi thương khóc nỉ non. Tại sao vậy? Tại đối với mình, cái của mất không chỉ có giá của mà thôi, lại hình như còn có một phần tâm hồn mình hay tâm hồn người để lại cho mình ngụ ở trong nữa. Sự cảm động đầu tiên bao giờ cũng là sự cảm động hay nhất, bền nhất. Ôi! Cáo chết ba năm quay đầu về núi, con người ta, dù cho lông bông xiêu bạt đến thế nào, còn có chút tâm tình cũng không sao quên được gốc tích xứ sở mình. "Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi". Con ngựa rợ Hồ (phía bắc nước Tàu) thấy gió bắc còn cất tiếng kêu, con chim đất Việt (phía nam nước Tàu) chọn cành nam mới chịu làm tổ, huống chi là người mà lại quên được nguồn gốc ư.
Chú thích

Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.

<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:34

Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/2

< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân


Lúc đi trắng, lúc về đen


Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng,
đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà
bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.

Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.

Anh là Dương Chu chạy ra bảo:

"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó
trắng nhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy
làm lạ mà không ngờ được không?"


Lời Bàn

Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình
thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm
lắm ru! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời
khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên
người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở,
chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố
đánh chó trong truyện này.


Chú thích

Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt
Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung
Hư Chân Kinh, hay Sung Hu chí đức chân kinh.




<<< Quay lại mục lục


Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:37

Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/3
< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân


Lợi Mê Lòng Người

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người
đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: “Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải
đền trả tôi cái này”. Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa.

Người đàn bà cãi: “Ông mất cái áo thâm, tôi biết đấy là đâu. Áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra”.

Anh kia nói: “Chị cứ phải đền trả áo cho tôi. Cái áo thâm tôi mất
dày, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cái áo thâm
dày cho tôi, còn phải nói lôi thôi gì nữa!”

(Tử Hoa Tử)




GIẢI NGHĨA:

Nước Tống: Một nước chư hầu thời Xuân Thu, sau bị nước Tề lấy mất, ở vào huyện Thuợng Khưu tỉnh Hà Nam bây giờ.

Thâm: Sắc đen.

Níu: Giằng dai giữ lại không cho đi.




LỜI BÀN:

Mất áo trong nhà mà ra đường tìm, đã là chuyện bật cười. Mất áo
đàn ông mà đòi áo đàn bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dày bắt đền
áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó
làm cho lòng người mê muội, chỉ biết có mình không biết có ai, chỉ vụ
lợi cho mình mà quên cả phải tráị Kẻ nào đã vụ lợi như thế, thì cái gì
mà chẳng dám làm, cái gì mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây
giờ biết bao nhiêu phường đòi áo như người nói trong truyện này.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Điêu Thuyền

Điêu Thuyền



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:41

ntd đã viết:
Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/1


< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

Không quên được cái cũ

..........

<<< Quay lại mục lục

Nhưng có một thứ mà họ thấy cái mới là quên ngay cái đấy Cổ Học Tinh Hoa 1550732900 Cổ Học Tinh Hoa 3494493907
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:42

Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/4

< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

Lấy Của Ban Ngày


Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh
ta nói rằng: "Cái này tôi ăn được, cái này tôi mặc được, cái này tôi
tiêu được, cái này tôi dùng được." Lấy rồi đem đi. Người ta theo đòi
tiền. Anh ta nói:
"Lửa tham nó bốc lên mờ cả hai con mắt. Bao nhiêu hàng hóa trong chợ tôi
cứ tưởng của tôi cả, không còn trông thấy ai nữa. Thôi, các người cứ
cho tôi, sau nầy tôi giàu có, tôi sẽ đem tiền trả lại".
Người coi chợ thấy càn dỡ, đánh cho mấy roi, bắt của ai phải trả lại cho
người ấy. Cả chợ cười ồ. Anh ta mắng:

"Thế gian còn nhiều kẻ hiếu lợi hơn ta, thường dụng thiên phương,
bách kế ngấm ngầm lấy của của người. Ta đây tuy thế, song lấy giữa ban
ngày so với những kẻ ấy thì lại chẳng hơn ư? Các ngươi cười ta là các
người chưa nghĩ kỹ!"




Lời Bàn:

Đã là kẻ thấy của tối mắt, tham vàng bỏ nghĩa, thì dù ít, dù
nhiều cũng là đáng khinh cả, song đem những kẻ mặt to, tai lớn, vì ham
mê phú quý mà lường thầy, phản bạn, hại ngầm đồng bào so với những quân
cắp đường, cắp chợ giữa ban ngày để nuôi miệng thì tội đến nặng hơn biết
bao nhiêu. Thế mà trách đời chỉ biết chê cười những quân trộm cướp vặt
chớ không biết trừng trị những kẻ đại gian đại ác.




Chú thích:

Long Môn Tử: tức là Tư Mã Thiên làm quan Thái Sư nhà Hán là một nhà sử ký có danh.

Hiếu lợi: ham tiền của quên cả phải trái.

Lửa tham: lòng tham muốn bốc lên làm ngốt người.

Mờ cả hai con mắt: chỉ để cả vào của muốn lấy, ngoài ra không trông thấy gì nữa.

Thế gian: cõi đời người ta ở.

Thiên phương bách kế: mưu này, chước khác xoay đủ trăm nghìn cấp.

Ban ngày: lúc sáng sủa dễ trông thấy.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:49

Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/5
< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân


Khổ Thân Làm Việc Nghĩa


Mặc Tử ở nước Lỗ sang nước Tề, qua nhà người bạn cũ, vào chơi. Người
bạn nói chuyện với Mặc Tử rằng: "Bây giờ thiên hạ ai còn thiết đến việc
"nghĩa", một mình ông tự khổ thân để làm việc nghĩa, thì có thấm vào
đâu! Chẳng thà thôi đi có hơn không?
- Mặc Tử nói: "Bây giờ có người ở đây, nhà mười đứa con, một đứa cày,
chín đứa ngồi ăn không, thì đứa cày chẳng nên càng chăm cày hơn lên ư?
Tại sao thế? Tại đứa ăn không nhiều, đứa đi cày ít. Bây giờ thiên hạ
chẳng ai chịu làm việc nghĩa, thì ông phải biết khuyên tôi càng làm lắm
mới phải, có đâu lại ngăn tôi như thế!"




Lời Bàn:

Trong khi nhân tâm thế đạo suy đồi, mình là người còn đứng vững
được, thì sao lại chịu suy đồi với thiên hạ cho cùng trôi một loạt. Vì
nếu ai cũng như thế cả, thì còn đâu là người cảnh tỉnh được kẻ u mê để
duy trì lấy nhân tâm thế đạo nữa? Cho nên những người thức thời, có chí,
dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái
bất nghĩa, khác nào như: cây tùng, cây bách, mùa đông sương tuyết, mà
vẫn xanh, như con gà trống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy. Những bậc ấy
chẳng những thế mà thôi, lại còn đem bao nhiêu tinh lực tâm trí ra, cố
gắng giữ lấy phong hóa mà dìu dắt, mà đưa đường cho những kẻ u mê đắm
đuối. Như Mặc Tử đây, cho là đời là suy biến, coi sự làm việc "Nghĩa",
sự cổ động việc nghĩa như cái chức vụ của mình phải làm, thực là người
có công với loài người vậy.




Chú thích:

Mặc Tử: tên sách của Mặc Địch soạn, chủ nghĩa là kiêm ái yêu
người như yêu mình cũng gần giống chủ nghĩa của đạo Cơ Đốc và đạo Thích
Ca.

Tề: một nước chư hầu lớn, thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Nghĩa: việc phải, việc hay mà người ta nên làm.

Tự khổ thân: tự mình làm cho mình khóc nhọc vất vả.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 09:51

Điêu Thuyền đã viết:
ntd đã viết:
Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân/1


< Cổ học tinh hoa. Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân

Không quên được cái cũ

..........

<<< Quay lại mục lục

Nhưng có một thứ mà họ thấy cái mới là quên ngay cái đấy Cổ Học Tinh Hoa 1550732900 Cổ Học Tinh Hoa 3494493907

Nói ai dzị? Cổ Học Tinh Hoa 1532403405

Chái Thị àh? Lão này thiệt là...
cười ha ha
Về Đầu Trang Go down
Mùa đông

Mùa đông



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 10:32

Có nhiều link trong mục lục không xem được A Đùa ơi !
_____________
Cổ Học Tinh Hoa 1532403405
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 10:35

Ai biểu gấp, gõ bây giờ để từ từ anh đem về cho các bạn xem luôn. Có lẽ link đó do khi người ta post bị lỗi. Để tới đó anh tìm lại sau vậy. lăn
Về Đầu Trang Go down
Mùa đông

Mùa đông



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 10:38

Cổ Học Tinh Hoa 364988687
Cổ Học Tinh Hoa 693652395
Về Đầu Trang Go down
Bạch Dương

Bạch Dương



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 11:19

Đọc mệt nghỉ luôn Cổ Học Tinh Hoa 3775009503
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 12:37

Cách Cư Xử Ở Đời


Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi này muốn nghèo mà cũng được như
giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời với
người ta suốt đời không lo sợ gì, muốn như vậy, có nên không?"

Đức Khổng Tử nói:
"Người hỏi thể phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng
lòng số phận không ham mê gì. Hèn, mà cũng muốn như sang, thế là biết
nhún nhường và có lễ độ. Không khỏe, mà muốn có oai, thế là biết thận
trọng, cung kính không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt
đời không lo sợ, thế là biết chọn lời rồi mới nói.




Lời Bàn:

Không cần công danh phú quí thế là biết giữ thiên tước hơn là
nhân tước, không để ai khinh lờn được, thế là biết trọng phẩm giá mình,
không muốn đeo cái lo vào mình, thế là biết giữ thân không phiền lụy đến
ai. Ở đời mà giữ trọn vẹn được mấy điều như thế, tưởng thật là một cách
vui thú rất cao thượng vậy.






Chú thích:

Khổng Tử Tập Ngữ: sách chép những lời nói, những truyện về đức
Khổng Tử. - Khổng Tử tên là Khưa, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ,
thời Xuân Thu nhà Chu, học về Lễ, Nhạc, Văn chương đời cỗ, đi nhiều nước
chư hầu không được dụng bỏ về làm kinh Xuân Thu, san định các kinh Thi,
Thư, Dịch, Lễ, Nhạc và dạy học trò được ba nghìn người, có bảy mươi hai
người giỏi. Nước Tàu xưng làm Tổ đạo Nho.

Nhan Uyên: tên là Hồi, người nước Lỗ, thời Xuân Thu, học trò giỏi nhất của Đức Khổng Tử.

Hồi: theo lễ xưa, hầu chuyện những bậc trên, như vua, cha, thầy học, thường hay xưng tên.

Lễ độ: phép tắc mực thước.

Thận trọng: cẩn thận, trọng hậu.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 12:47

Tu Thân

Thấy người hay, thì phải cố mà bắt chước; thấy người dở thì phải tự xét xem có dở như thế không để mà sửa đổi.
Chính mình có điều hay, thì phải cố mà giữ lấy; chính mình có điều dở, thì phải cố mà trừ đi.

Người chê ta, mà chê phải, tức là thầy ta; người khen ta, mà khen
phải, tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại ta
vậy.
Cho nên người quân tử trọng thầy, quí bạn và rất ghét cừu địch, thích
điều phải mà không chán, nghe lời can mà biết răn... như thế dù muốn
không hay cũng không được.

Kẻ tiểu nhân thì không thế. Cực bậy, mà lại ghét người chê mình;
rất dở, mà lại thích người khen mình; bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm
thú, mà thấy người ta không phục, lại không bằng lòng; thân với kẻ siểm
nịnh, xa cách kẻ can ngăn, thấy người chính trực thì cười, thấy người
trung tín thì chê... Như thế thì dù muốn không dở cũng không được.




Lời bàn:

Cái đạo tu thân rút lại chỉ có biết theo điều hay, biết tránh
điều dở. Mà muốn tới cái mục đích ấy, thì không những là tự mình phải
xét mình lại còn phải xét cái cách người ở với mình nữa. Đối với người,
cần phải biết hai điều: Ai khen chê phải, khuyên răn hay, thì phục, thì
bắt chước; ai chiều lòng nịnh hót, thì tránh cho xa, coi như quân cừu
địch. "Nên ưa người ta khuyên mình hơn người ta khen mình" có như thế,
thì mới tu thân được.




Chú thích:

Tuân Tử: tên thật là Huống, tên tự là Khanh, người nước Triệu,
sinh ra sau Mạnh Tử độ 50 năm, thấy đời bấy giờ cứ loạn luôn mãi và
phong hóa suy đồi, làm sách nói về lễ nghĩa, lễ nhạc, cốt ý để chỉnh đức
và hành đạo.

Quân tử: Người có tài đức hơn người.

Tiểu nhân: Kẻ bất chính, gian ác, tự tư, tự lợi.

Cầm thú: cầm: giống có hai chân và hai cánh; thú: giống có bốn chân, hai chữ chỉ loài chim và loài muông.

Chính trực: ngay thẳng.

Trung tín: hết lòng, thật bụng.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 12:50

Ôm Cây Đợi Thỏ

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có
con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết.
Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Đoạn, cứ ngồi khư
khư ôm gốc cây, mong lại được thỏ nữa. Nhưng đợi mãi chẳng thấy thỏ
đâu, lại mất một buổi cày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.




Lời bàn:

Thấy mùi, quen mui làm mãi. Ở đời những kẻ ngẫu nhiên gặp may, mà
ước ao được gặp may luôn như thế nữa, không biết sự may là tình cờ mới
có, thì có khác gì người nước Tống ôm cây đợi thỏ nầy. Anh ôm cây đợi
thỏ này lại còn là người cố chấp bất thông, không hiểu thời thế, không
thấu tình cảnh, khư khư đười ươi giữ ống, cũng một phường với những hạng
chơi đàn gắn chặt phím, khắc mạn thuyền để nhớ chỗ gươm rơi.




Chú thích:

Hàn Phi Tử: Công tử nước Hàn, học trò Tuân Tử chuyên về bình danh
pháp luật, nước Hàn không dùng, sang ở nước Tần, được đại dụng, nhưng
sau bị kẻ gièm pha, rồi tự tử. Sách của Hàn Phi Tử có 50 thiên, đặt tên
Hàn Tử. Nhà Tống sau thêm chữ Phi để khỏi lầm lẫn với Hàn Dũ.

Đoạn: nghĩa đen là đứt, việc nầy đứt đến việc khác.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 12:52

Đánh Dấu Thuyền Tìm Gươm


Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý đánh rơi thanh
gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng:
"Gươm ta rơi ở chỗ nầy đây".

Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống
nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có
theo thuyền mà đi đâu? Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!






Lời bàn:

Thanh gươm rơi xuống sông, thì ở ngay chỗ rơi. Nếu muốn tìm thấy gươm,
tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền,
đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Người tìm gươm
nầy có khác nào như người đánh đàn sắt đem gắn cả ngựa lại, tưởng ngựa
không di dịch được là các âm vận tự nhiên điều hòa được đúng! Than ôi!
người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt
trong tay, chớ không hiểu nghĩa chờ "thời" là gì?




Chú thích:

Lã Thị Xuân Thu: Sách của Lã Bất Vi làm. Lã Bất Vi người đời nhà
Tần thời Chiến quốc, trước là lái buôn to, sau làm tướng, chính là cha
đẻ của Tần Thủy Hoàng. Khi làm quyển Lã Thị Xuân Thu xong, Bất Vi đem
treo ở cửa Hàm Dương, nói rằng "Ai bớt được, hay thêm được một chữ, thì
thưởng cho ngàn vàng".

Sở: một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Thanh gươm: tục xưa người ta đi đâu cũng hay đeo gươm để thủ thân mà lại giữ lễ nữa.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 12:56

Ba Con Rận Kiện Nhau


Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi:

- Ba anh kiện nhau về việc gì thế?

Ba con rận đáp:

- Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất màu mỡ.

Con rận kia nói:

- Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh
chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm
thui lợn mà thôi.

Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng
nhau quần tụ, làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhau. Con
lợn thành mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi, ba con
rận nhờ thế mà no đủ mãi.




Lời bàn:

Nhân dân một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt,
không nghĩ gì đến cái việc lâu dài cho cả toàn thể, thì trí khôn thật
không bằng mấy con rận nói trong truyện này.

Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương
kết, lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho một mình lại hại cho cả
đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ thì sâu cũng chẳng
còn: trùng hại vật, vật chết thì trùng cũng hết kiếp.




Chú thích:

Quần tụ: quây quần ăn ở bao bọc lấy nhau.

Đồ tể: người làm thịt các giống vật để bán.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 12:59

Hai Phải

Sông Vĩ nước lên to. Một nhà giàu không may có người chết đuối. Có kẻ vớt được xác.

Người nhà giàu xin chuộc, kẻ ấy đòi nhiều tiền. Người nhà giàu đem câu chuyện thưa với Ðặng Tích.

Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn bán cái xác cho ai được mà sợ?"

Kẻ vớt được xác, thấy nhà kia không hỏi nữa, lấy làm lo, cũng đem
câu chuyện thưa với Ðặng Tích. Ðặng Tích bảo: "Cứ để yên. Nó còn mua
cái xác ấy của ai được mà sợ?"

(Lã Thị Xuân Thu)




LỜI BÀN:

Cứ như người giảng giải việc nói trong bài này cho phải đạo lý,
thì một bên, nên khuyên người nhà giàu liệu trả kẻ vớt được xác thêm ít
nhiều tiền, mà lấy ngay xác về; còn một bên, nên dụ kẻ vớt được xác chớ
có coi sự chẳng may của người ta làm một món bổng, mà bắt bí người ta.
Giữ cái xác, không cho chuộc, chẳng những không được tiền, mà lại còn
mang tội nữa. Nhưng khốn thay! Lý sự là cái nguồn bắt phải, bắt trái đều
được cả. Cho nên Ðặng Tích mới có chốn xúi bẩy được cả đôi bên kiện
tụng lẫn nhau mà ngấm ngầm lấy lợi cho mình. Thế tức là cái chủ nghĩa
"Hai phải" ngụy biện, rất hại cho dân gian ngu dại mà lại hay kiện tụng.
Biện bác mà không đáng lý tức là giả dối, khôn ngoan mà không đáng lý
tức là gian trá, những kẻ ấy phải trừng phạt thì mới yên dân, lợi nước
được. Người trị dân tưởng phải thấu cái tình, để xét cái lý, mới là
người trị dân sáng suốt vậy.




CHÚ THÍCH:

Vĩ là tên sông, chảy ở địa phận Hà Nam, Trung Quốc.

Ðặng Tích: quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu, là một nhà luật pháp giỏi.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:00

Tăng Sâm Giết Người

Ông Tăng Sâm ở đất Phị, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.

Một người hớt hãi chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm
giết người." Bà mẹ nói: "Chẳng khi nào con ta lại giết người." Rồi bà
điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người." Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi.

Một lúc lại có người đến bảo: "Tăng Sâm giết người." Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.




Lời Bàn:

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người
trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: "Tăng Sâm giết
người". Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người
thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của
thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều
người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người
ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra
con rươi, trông con chó thành con cừu. Đến như giữa chợ, làm gì có cọp!
Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin
có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được
bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được
mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì
mới nên công nhận.




Giải Nghĩa:

Tăng Sâm: Người thời Xuân Thu, tính chất chân thật và có hiếu, học trò đức Khổng Tử và mau truyền được đạo của ngài.

Trùng danh: Cùng giống tên nhau

Điềm nhiên: Biết mà cứ im lặng như không.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:02

Bán Mộc Bán Giáo



Có người nước Sở làm nghề bán mộc, vừa bán giáo.

Ai hỏi mua mộc, thì anh ta khoe rằng: "Mộc này thật chắc, không gì đâm thủng."

Ai hỏi mua giáo, thì anh ta khoe rằng: "Giáo này thật sắc, gì đâm cũng thủng."

Có người nghe nói, hỏi rằng: "Thế bây giờ lấy giáo của bác đâm vào mộc của bác, thì thế nào?"

Anh ta không đáp ra làm sao được.

(Hàn Phi Tử)




Lời Bàn:

Ôi! một cái chắc, đâm không thủng, với một cái sắc, đâm gì cũng
thủng, hai cái phản đối hẳn nhau thì cùng đi với nhau sao được! Thế mà
người nước Sở dám khoe mộc, lại khoe giáo luôn ngay một lúc. Chẳng qua
là chỉ vì mối lợi mà thành ra noi dối. Nhưng cái trò nói dối hay cùng,
khi người ta hỏi đến lẽ, là không đối đáp làm sao được nữa. Có khác gì
kẻ đem tượng gỗ ra chợ bán, khoe rằng: "Ai mua tượng về nhà, thì được
giàu sang." Đến lúc có người bẻ: "Thế sao bác không để ở nhà cho được
giàu sang, lại mang ra chợ bán làm gì?" thì tắc khẩu mà đành vác tượng
về.




Giải Nghĩa:

Sở: Một nước lớn thời Xuân Thu ở vào vùng Hồ Bắc, Hồ Nam bây giờ.

Mộc: Đồ binh khí bằng gỗ, hình bầu dục để đỡ khi mũi nhọn đâm xỉa. Cái khiên thì đan bằng mây và hình tròn.

Giáo: Đồ binh khí, đầu nhọn, cán dài, dùng để đâm.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:03

Ngọc ở Trong Đá

Một người thợ ngọc qua hàng thợ đá, vào xem các thứ đá, thấy một
tảng trong có ngọc, mua về, đẽo ra quả nhiên được ngọc. Ngọc ấy trắng
muốt và có gân đỏ, quý giá vô cùng. Người thợ ngọc nhờ đó mà giàu có.

Thợ đá thấy thế, lấy làm thích lắm, cũng muốn bắt chước. Anh ta
nghĩ bụng: "Đá nào trong cũng có ngọc." Rồi ở nhà có bao nhiêu thứ đá,
đem cả ra đập để tìm ngọc. Không những không thấy ngọc, mà các đá vỡ tan
chẳng dùng được việc gì nữa.

Anh ta vừa mất của, vừa lỗ vốn, cùng quẫn khổ sở, chẳng bao lâu rồi chết.




Lời Bàn :

Ngọc chẳng qua là một thứ đá đẹp, đá quý lẫn với đá thường mà
thôi. Nhưng phải có con mắt tinh xem ngọc mới nhận ra và tìm được ngọc ở
trong đá. Người thợ ngọc biết ngọc nên trông qua đủ biết đá nào có
ngọc, chớ người thợ đá chỉ biết đá, lại muốn tìm ngọc, chẳng những không
tìm thấy ngọc mà lại còn hại cả bao nhiêu đá của mình nữa! Ôi! thực là
xôi hỏng bỏng không! Tham thì thâm! Cái thói tham không phải đường nó
vẫn hại con người như thế! Cho nên người trí giả phải có kiến thức rõ
đích xác rồi mới chịu làm.




Giải Nghĩa:

Cùng quẫn: Túng bần quá không đủ ăn tiêu.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:04

Bắt Chước Nhăn Mặt

Nước Việt có nàng Tây Thi nổi tiếng đẹp một thời. Nàng có chứng
đau bụng, mà khi nào đau ôm bụng nhăn mặt, thì lại càng đẹp lắm. Có
người đàn bà ở cùng làng thấy mặt nhăn mà đẹp, muốn bắt chước, về nhà
cũng ôm bụng mà nhăn mặt. Người làng trông thấy, tưởng là ma quỷ; nhà
giàu thì đóng cửa chặt không dám ra, nhà nghèo thì bồng bế vợ con mà
chạy trốn.

(Trang Tử)




Lời Bàn:

Chỉ biết nhăn mặt là đẹp. Không biết nét mặt phải thế nào thì
nhăn mới đẹp. Thực là đáng tiếc! Kẻ quên phận mình, chỉ muốn bắt chước
người thì có khác gì người xấu muốn bắt chước nàng Tây Thi nói trong
truyện này không? Ôi! bắt chước là một cái hay, nhưng nếu không chịu suy
nghĩ cứ nhắm mắt bắt chước liều như con lừa thổi sáo, con nhái muốn to
bằng con bò, thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ, chẳng những không được
lợi gì mà lại thiệt đến bản thân.




Giải Nghĩa:

Tây Thi hoặc còn gọi là Tây Tử:

Người con gái nước Việt ở thôn Trữ La, làm nghề dệt vải, cha thì
bán củi. Nàng nổi tiếng đẹp, sau vua nước Việt là Câu Tiễn vì thua nước
Ngô đem nàng hiến cho vua Ngô là Phù Sai.

Trang Tử: Sách của Trang Chu soạn đến đời Đường gọi là Nam Hoa
Chân kinh. Trang Tử, học đạo Lão tử, sau người ta vẫn xưng Lão tử với
Trang tử là tổ của Đạo gia.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:05

Cái Được Cái Mất Của Người Làm Quan

Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.

Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng: "Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì?"

Khổng Miệt thưa:

"Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều:
việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn
tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không
thân thiết; công việc nhiều không thể đi thăm người đau, viếng người
chết, vì thế mà ăn ở với bầu bạn không được trọn vẹn".

Đức Khổng Tử nghe nói không bằng lòng.

Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.

Bật Tử Tiện thưa: "Từ khi tôi ra làm quan, chưa mất điều gì, mà
đã được ba điều: Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học
càng rõ; bổng lộc dù bạc, cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì
thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận, song cũng bớt được ít thời
giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân".

Đức Khổng Tử nghe nói khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử".

(Gia Ngữ)




Lời Bàn :

Hai đoạn này bày ra hai cái cảnh phản đối lại hẳn với nhau. Cũng
là làm quan, mà một đàng "mất" một đàng "đuợc" khác nhau chẳng qua là
chỉ do tự mình cả, chớ không phải nghề làm quan bó buộc mình phải như
thế. Đức Khổng Tử khen người "được" là quân tử, thì tất bỉ người "mất"
là tiểu nhân. Ôi! làm quan tuy là bận việc, tuy là ít lương, tuy là hẹp
thời giờ, mà vẫn học hành cho rộng thêm trí thức mà vẫn chu cấp được cả
cho bà con, mà vẫn ân cần cả với chúng bạn, thì cũng đáng phục là ông
quan quân tử thật.




Giải Nghĩa :

Chu cấp: Chu - giúp, cấp - cho, giúp đỡ cho người ta những cái mà người cần đến.

Thân thiết: Gần gũi năng đi lại.

Thực hành: Đem ra làm thật sự.

Bạc: Mỏng, đối lại với hậu, đây là ít ỏi.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:07

Can Vua Bỏ Rượu.

Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có bận say luôn mấy đêm
ngày, xao lãng cả việc nước. Huyền Chương can, nói: "Nhà vua uống rượu
say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự
tận."

Ngay lúc ấy Án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: "Huyền Chương can ta
bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta
không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc."

Án Tử nói: "May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ
như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ
nữa!"

Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, tự hôm đó chừa rượu.

(Án Tử Xuân Thu)




Lời Bàn:

Khuyết!




Giải Nghĩa:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Hạ thần: Hạ: dưới, thần: bầy tôi. Tiếng bầy tôi xưng với vua.

Tự tận: Tự mình làm cho mình chết.

Yết kiến: Vào hầu.

Kiệt, Trụ: Hai vua tàn bạo, độc ác say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước.

Tỉnh ngộ: Đang say mê việc gì mà biết hối lại.

Án Tử Xuân Thu: Bộ sách ghi chép những công việc cùng lời nói của
Án Tử. Án Tử tức Án Anh, tên tự là Bình Trọng, người nước Tề thời Xuân
Thu, làm tướng ba đời vua Linh Công, Trang Công, Cảnh Công, có tính cần
kiệm, một bụng trung thành nổi tiếng thời bấy giờ.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:10

Khéo Can Được Vua

Vua Cảnh Công nước Tề có con ngựa quý, giao cho một người chăn
nuôi. Con ngựa tự nhiên một hôm lăn ra chết. Vua giận lắm, cho là giết
ngựa, sai ngay quân cầm dao để phanh thây người nuôi ngựa. Án Tử đang
ngồi chầu, thấy thế, ngăn lại, hỏi vua rằng: "Vua Nghiêu vua Thuấn xưa
phanh người thì bắt đầu từ đâu trước?"

Cảnh Công ngơ ngác nhìn rồi nói: "Thôi hãy buông ra, đem giam xuống ngục để rồi trị tội."

Án Tử nói: "Tên phạm này chưa biết rõ tội gì mà phải chịu chết,
thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì vua kể rõ tội nó, rồi hãy hạ ngục."

Vua nói: "Phải."

Án Tử bèn kể tội rằng: "Nhà ngươi có ba tội đáng chết. Vua sai
nuôi ngựa mà để ngựa chết, là một tội đáng chết. Lại để chết con ngựa
rất quý của vua, là hai tội đáng chết. Để vua mang tiếng, vì một con
ngựa mà giết một mạng người, làm cho trăm họ nghe thấy ai cũng oán vua,
các nước nghe thấy ai cũng khinh vua, ngươi làm chết một con ngựa mà để
đến nỗi dân gian đem lòng oán giận, nước ngoài có bụng dòm dỏ, là ba tội
đáng chết. Ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục..."

Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng: "Thôi, tha cho nó! Thôi, tha cho nó! Kẻo để ta mang tiếng bất nhân."

(Án Tử Xuân Thu)




Lời Bàn:

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết, mà bắt phanh thây
kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn biết nghĩa lý, pháp luật là
gì nữa. Thế mà Án Tử can ngăn được là vì tuy gọi chiều lòng, kể tội
người nuôi ngựa, mà kỳ thực lại gợi đến cái lòng nhân ái của Cảnh Công
làm cho Cảnh Công phải tỉnh ngộ và biết hối. Giỏi thay! Mấy lời nói dịu
dàng, thảnh thơi mà cảm hóa được quân vương.




Giải Nghĩa:

Tề: Một nước chư hầu lớn, thời Xuân thu Chiến quốc ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Phanh thây: Mổ người, róc xương, lấy thịt.

Vua Nghiêu vua Thuấn xưa ...: Câu nầy hỏi thế là có ý làm cho
Cảnh Công không có lối mà trả lời. Đời Nghiêu, Thuấn chưa có tội phanh
thây.

Thôi hãy buông ra: Cứ theo như sách án Tử Xuân thu thì là "Tòng
quả nhân thủy" (khởi tự ta ra) theo Hàn Thi Ngoại truyện thì lại là Túng
chi (buông ra). Đây dịch là buông ra để ăn nghĩa với câu trên.


Trăm họ: Chỉ nhân dân trong nước.

Dòm dỏ: Ngấp nghé xem người ta hở cơ thì làm hại.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:11

Chết Mà Còn Răn Được Vua

Cừ Bá Ngọc là người hiền mà vua Linh Công nước Vệ không dùng. Di Tử Hà là người dở mà vua lại dùng.

Sử Ngư thấy thế, đã răn nhiều lần, mà vua không nghe. Lúc ông có
bệnh, sắp mất, dặn con rằng: "Ta làm quan tại triều nước Vệ, không hay
tiến được Cừ Bá Ngọc, thoái được Di Tử Hà thế là bầy tôi không khuyên
răn nổi vua, thì khi ta nhắm mắt, không được làm đủ lễ. Cứ để thây ta
dưới cửa sổ, thế là xong việc cho ta"

Lúc ông mất, người con cứ làm theo lời dặn. Vua Linh Công đến viếng thấy vậy, lấy làm ngạc nhiên.

Người con đem lời di chúc của cha tâu lại. Vua thất sắc nói rằng: "Ấy là cái tội của quả nhân!"

Rồi sai người đem xác ông Sử Ngư vào nhà, bắt khâm liệm và mai táng cho đủ lễ.

Sau quả nhiên vua Linh Công dùng Cừ Bá Ngọc mà bãi Di Tử Hà.

Đức Khổng Tử nghe truyện ấy, nói: "Đời cổ những gián quan đến lúc
chết là hết cả mọi việc, chưa có ai được như Sử Ngư chết rồi mà còn
dùng xác để can vua làm cho vua phải cảm động mà nghe mình. Thế chẳng là
trung trực lắm ư!"

(Gia ngữ)




Lời Bàn:

Đời quân chủ chuyên chế, phải có những chức gián quan thì mới có
người chế hạn được quyền vua, can vua bỏ điều xằng, khuyên vua làm điều
hay. Nếu can khuyên vua không được thì chẳng là không làm hết cái chức
trách rất trọng của gián quan ư? Nhưng một đàng vua cứ nhất định không
nghe, một đàng mình cố sức can mãi đến lúc chết chưa thôi, còn lấy xác
can nữa, thì thực là đáng khen cái tâm chí sâu xa bền chặt ấy! Xem
chuyện Sử Ngư lại nhớ đến chuyện bác sĩ Bergonie suốt đời hết lòng với
khoa học, lúc chết, cũng hiến xác cho người ta mổ xẻ để nghiên cứu về y
học. Như thế mới thực là những gương sáng tận tâm với chức vụ để cho
thiên hạ soi chung.




Giải Nghĩa:

Tiến: Cử lên làm một chức gì.

Thoái: Trừ bỏ đi.

Thất sắc: Mặt tự dưng tái đi.

Khâm liệm: Khâm: đồ bổ khuyết xếp trên, dưới bốn bên thây người trong áo quần cho chặt; liệm: vải hay lụa để bó thây người chết.

Gián quan: Chức quan chủ việc cản ngăn vua mà đàn hặc các quan khi có lầm lỗi.

Trung trực: Trung: hết lòng; trực: ngay thẳng.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:12

Yêu Nên Tốt, Ghét Nên Xấu

Trước, vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm
xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà đau nặng. Đêm khuya có
người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe vua ra đi. Vua nghe thấy, khen
rằng: "Có hiếu thật! Vì hết lòng với mẹ, mà quên cả tội chặt chân."

Lại một hôm, Di Tử Hà, theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả
đào thấy ngọt còn một nửa, đưa cho Vua ăn. Vua nói:" Yêu ta thật! Của
đang ngon miệng mà biết để nhường ta."

Về sau, vua không có lòng yêu Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm
phạm lỗi, vua giận nói rằng: "Di Tử Hà trước dám thiện tiện lấy xe của
ta đi. Lại một bận dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tôi với ta đã
lâu ngày."

Nói xong bắt đem trị tội.

Ôi! Di Tử Hà ăn ở với vua trước sau cũng như vậy, thế mà trước
vua khen, sau vua bắt tội, là chỗ tại khi yêu khi ghét khác nhau mà
thôi. Lúc được vua yêu, chính đáng tội thì lại hóa công thần; lúc phải
vua ghét, chính không đáng tội thì lại hóa ra sơ cho nên người muốn can
ngăn, đàm luận với vua điều gì, thì trước phải xem xét cái lòng vua yêu
hay vua ghét tính thế nào rồi hãy nói.

(Hàn Phi Tử)




Lời Bàn:

Sự yêu, ghét thường làm cho người ta mờ đi không rõ hẳn được cái
giá trị của người được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói gì yêu
người này, ghét người nọ, cũng chỉ là một người ấy, lúc yêu cho ra thế
này, lúc ghét cho ra thế kia. Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì
nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng
đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến
lúc ghét lại bạc bấy nhiêu, yêu nhau cau sáu bổ ba, ghét nhau cau sáu
bổ ra làm mười. Lại chẳng những yêu ghét riêng một người ấy, thường yêu
ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy, yêu nhau
yêu cả tông chi, ghét nhau ghét cả đường đi lối về. Sự yêu, ghét làm
cho ta thiên và nhẩm như thế, cho nên ta muốn cho công bình, khi yêu khi
ghét phải nên rõ cái giá trị của người được yêu hay bị ghét, biết chỗ
phải cũng phải biết chỗ trái, biết chỗ trái cũng phải biết chỗ phải cho
người ta mới được.




Giải Nghĩa:

Di Tử Hà: Người thời Xuân Thu, làm quan đại phu nước Vệ.

Chặt chân: Một thứ hình trong năm hạng trọng hình đời cổ.

Thiện tiện: Chính mình không được làm như vậy mà cứ làm liều.

Trị tội: Đem luật hình ra mà trừng trị kẻ phạm phép.

Thân: Gần, đằm thắm, quý hóa.

Sơ: Xa, hững hờ, ghét bỏ.

Đàm luận: Nói năng, bàn bạc




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:14

Hà Bá Lấy Vợ


Dân đất Nghiệp có tục cứ mỗi năm góp tiền mua một người con gái
ném xuống sông để làm vợ cho Hà Bá. Sự mê tín ấy có đã lâu ngày, không
ai phá nổi.
Lúc ông Tây Môn Báo, đến làm quan ở đấy, ông thân hành ra đứng làm chủ
lễ cưới cho Hà Bá. Trước mặt đông đủ cả bô lão, hào trưởng, ông đồng bà
cốt, ông cho gọi người con gái đến. Ông xem mặt xong, chê rằng: "Người
con gái này không được đẹp! Ta nhờ bọn ông đồng xuống nói với Hà bá xin
hoãn lại hôm khác, để tìm người đẹp hơn". Ông lập tức sai lính khiêng
một ông đồng quăng xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao lâu thế này!" Rồi ông bảo đám bà cốt xuống nói hộ. Lập tức sai lính bắt một bà cốt ném xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao không thấy tin tức gì cả! Chừng lũ đồng
cốt xuống nói không nên lời. Dám phiền các cụ bô lão đi giúp cho. Lại
lập tức sai lính lôi một cụ vứt xuống sông.

Một lúc, ông nói: "Sao mãi không thấy về thế này! Bọn đồng cốt,
bô lão dễ đi cũng không được việc, phải nhờ đến bậc hào trưởng mới
xong."

Lúc bấy giờ bao nhiêu người đều xám xanh mặt lại van lạy xin
thôi. Tây Môn Báo nói: "Để thong thả ta xem đã..." Mọi người run như cầy
sấy. Một chốc ông mới bảo: "Thôi tha chọ Thế là Hà bá không lấy vợ nữa
rồi".

Thành thử từ đây dân đất Nghiệp không ai dám nhắc đến truyện Hà bá lấy vợ nữa.

(Sử Ký)




Lời Bàn:

Sự mê tín thường làm hư người, tốn của, nát nhà, có khi mất cả
mạng, thật là tai hại. Khi mê tín đã thành tục, thì khó lòng mà phá nổi.
Muốn phá, tất phải dụng tâm khéo làm sao mới được. Ông Tây Môn Báo sở
dĩ mà phá nổi cái tục cưới vợ cho Hà bá là vì ông biết trừ tự cái gốc
rễ; tức là đám đồng cốt quàng xiên, bọn cường hào ngoan cố, xưa nay quen
thói cổ hoặc nhũng nhiễu người ta để kiếm ăn, để cầu lợi. Trừ hai hạng
ấy để cứu vớt lương dân, chỉnh đốn phong tục thật là công minh và cương
quyết vậy.




Giải nghĩa:

Nghiệp: Tên một huyện đời nhà Hán tức là huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam bây giờ.

Tục: Thói quen lưu truyền lâu ngày đã thành nếp.
Hà bá: Thần ở dưới nước.

Mê tín: Tin một cách mê muội không biết lẽ phải là thế nào nữa.

Tây Môn Báo: Người nước Ngụy thời Chiến Quốc làm quan rất giỏi, trừ được hại, hưng được lợi cho dân.

Thân hành: Chính mình đi làm lấy một việc gì.

Bô lão: Các cụ già.

Hào trưởng: Kẻ có quyền thế, làm bực trên trong dân làng.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:15

GHÉT CON KHÔNG GIỐNG MÌNH

Doãn Văn Tử sinh được một đứa con, không thấy giống mình, lấy làm
giận lắm, thường đánh đập luôn. Một hôm đang cầm gậy đánh, thấy Tử Tư
đến chơi bèn nói rằng: "Nó không giống tôi, không phải là con tôi. Tôi
lại ngờ mẹ nó có ngoại tình mà đẻ ra nó, nên tôi muốn bỏ ..."

Tử Tư hỏi: "Cứ như ông nói thì vợ vua Nghiêu vua Thuấn cũng chẳng
đáng ngờ ư? Hai ông là bậc thánh đế mà đẻ ra Ðan Chu và Thương Quân
thực không bằng kẻ thất phu. Như thế thì còn cái gì mà giống cha? Cái
đạo thường, thì phần nhiều cha mẹ làm sao đẻ ra con được như vậy. Nhưng
cha hiền mà đẻ con ngu thì cũng là cái thế thường tự nhiên như thế, chớ
nào có phải tội tự người vợ đâu?"

Doãn Văn Tử nghe hiểu, nói rằng: "Thôi, xin ông đừng nói nữa."

Rồi về sau Văn Tử không bỏ vợ.

(Khổng Tùng Tử)




LỜI BÀN:

Có cha ấy tất phải có con ấy, thường thì vẫn thế. Nhưng không
phải cái lý nhất định bao giờ cũng như thế. Có khi cha mẹ rất hay mà đẻ
con ra rất dở. Hổ phụ khuyển tử cũng nhiều, chớ ghét đứa con vì nó không
giống mình, cầm gậy đánh nó, rồi lại rắp tâm đuổi mẹ nó đi, thì cũng
chẳng là tự ái quá mà hóa ra si ư? Cha mẹ sinh con, trời sinh tính, cố
nhiên là thế. Nhưng đẻ con phải dạy, dạy con là việc rất cần. Nếu đẻ con
chẳng dạy, để vậy mà nuôi rồi cứ trách con dở, giận con hư, đó là lỗi
nặng của người làm cha mẹ vậy.




CHÚ THÍCH:

Khổng Tùng Tử : tên bộ sách, ba quyển, 21 thiên của Khổng Phụ làm ra.

Khổng Phụ, tên Tử Ngư hay Tử Giáp, cháu đời thứ tám của Khổng Tử.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:16

LỢN MẸ GIẾT CON


Họ Tử Xa có con lợn nái sắc đen tuyền đẻ một lứa ba con, hai con
đen tuyền, một con loang lổ. Lợn nái nuôi hai con lợn con giống mình rất
chăm chỉ cẩn thận, hơi một tí cũng lo sợ. Còn con lợn loang lổ khác
mình thì ghét bỏ, sau cắn chết xé cả gan ruột nát nhừ mới thôi.

Tử Hoa Tử nói: "Gớm thay tâm thuật hay chuyển di. Mắt đã mờ về kẻ
giống mình hay khác mình, thì bụng sanh ngay ra có kẻ yêu, kẻ ghét. Ðã
ghét, đến con ruột đẻ ra mà cũng hại cả con mà không hối huống chi người
khác máu với mình. Người đời lúc bình cư, thì âu yếm thân thiết, thề
ước cùng nhau tưởng keo sơn cũng không bằng. Khi lâm đến thế lợi, chỉ
chênh nhau bằng sợi tơ sợi tóc, thì mặt đã đổi sắc, cơn giận nổi lên và
tìm cách tàn hại nhau ngay lập tức. Gớm thay! Tâm thuật chuyển di, tưởng
chẳng khác gì con lợn nái.

(Tử Hoa Tử)




LỜI BÀN:

Thói thường, đồng chủng đồng tông, hay đồng tình, đồng chí thì ưa
nhau, mến nhau, còn ngoại giả, thì đem bụng ngờ vực, ghen ghét, coi
người ta như cừu địch cả, thực là hẹp hòi đáng tiếc. Người quân tử không
bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng
ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi trái nhau là lúc hợp,
lúc ly, lúc thân, lúc sơ, lúc thề ước, lúc tàn hại nhau bao giờ. Người
ta tuy không cùng nòi giống, cùng tư tưởng, cùng chí hướng với mình,
nhưng người ta là hạng quang minh chính đại, mình cũng nên có lòng thân
yêu, có lượng cao cả để đối với người ta thì mới đáng gọi là yêu đồng
bào và trọng nhơn đạo. Nếu không thì tâm thuật lợn nái mất rồi!




CHÚ THÍCH:

Tử Xa: quan Ðại phu nước Tần.

Tâm thuật: cách nghĩ trong tâm não làm thế này thế kia.

Chuyển di: Thay đổi.

Thế lợi: quyền thế, tài lợi.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 13:19

GIÁP, ẤT TRANH LUẬN

Giáp hỏi Ất: "Ðúc đồng làm chuông, đẽo gỗ làm dùi, lấy dùi đánh
chuông tiếng kêu boong - boong thì tiếng kêu ấy là gỗ kêu hay đồng kêu?"

Ất đáp: "Lấy dùi gõ vào tường vách không kêu, gõ vào chuông kêu, thế thì tiếng kêu ở như đồng."

Giáp hỏi: "Lấy dùi gõ vào đồng tiền trinh không kêu, thế thì có chắc tiếng kêu ở như đồng mà ra không?"

Ất nói: "Ðồng tiền đặc, cái chuông rỗng, vậy tiếng kêu ở như các đồ vật rỗng mà ra."

Giáp hỏi: "Lấy gỗ, lấy bùn làm chuông đánh không ra tiếng, thế thì có chắc tiếng kêu là ở đồ vật rỗng mà ra không?"

(Âu Dương Tu)




LỜI BÀN:

Cứ xem Giáp, Ất tranh luận, thì cũng phân vân, không rõ tiếng kêu
là tự chuông hay tự dùi ra. Chuông là đồng vốn kêu, nhưng không có dùi
đánh vào, không kêu. Vậy có muốn tiếng kêu, tất phải có cả chuông cả dùi
mới được. Tiếng kêu là gì? Chẳng qua là cái âm thanh từ hai vật chọi
nhau, chạm vào nhau mà sinh ra. Tuy vậy, nếu nói tiếng kêu là tự cả
chuông, cả dùi mà ra, thì hình như giữ cái chủ nghĩa "hai phải" trắng,
đen là một. Thế mới hay, lẽ phải không cùng, càng nghị luận lắm, có khi
lại càng như bối rối thêm ra, không tài nào gỡ rối. Nên biết được thế
nào, thì hay thế, chớ cứ cố chấp nhất câu nệ cho mình là phải, không bết
cái phần phải của người, thì là có tính nhân thiên và lượng hẹp. Nói
cho đúng: muốn rõ vật lý, cần phải cho khoa học. Không khoa học mà bàn
luận vật lý, cần phải có khoa học. Không biết khoa học mà bàn luận vật
lý, thì không tài nào xác thực được.




CHÚ THÍCH:

Tiền trinh: tiền đồng, có người cho tiền đồng bên Trung Quốc đem
sang ta đầu tiên là tiền đồng niên hiệu Càn Trinh nên gọi là tiền trinh.

Âu Dương Tu: Người đời nhà Tống thi đỗ tiến sĩ làm quan Hiếu sư, là một nhà văn chương có tiếng.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyMon May 07 2012, 14:25

MẶT TRỜI XA, GẦN

Khổng Tử đi chơi ra phía đông, thấy hai đứa bé cãi nhau,hỏi tại
làm sao, thì một đứa nói rằng: "Tôi thì tôi cho mặt trời, lúc mới mọc, ở
gần ta hơn, về buổi trưa, ở xa ta hơn."

Còn một đứa nói: "Tôi thì tôi cho mặt trời lúc mới mọc ở xa ta hơn, về buổi trưa, ở gần ta hơn,"

Ðứa trước cãi: "Mặt trời lúc mới mọc to nhứ cái bánh xe, đến giữa
trưa, nhỏ như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta mới nhỏ, gần ta mới
to là gì?"

Ðứa sau cãi: "Lúc mặt trời mới mọc, thì mát mẻ, đến giữa trưa thì
nóng nực, thế chẳng phải tại gần ta mới nóng, xa ta mới mát là gì?"

Khổng Tử nghe nói, không giải quyết được ra làm sao.

Hai đứa bé cười bảo: " Thế thì cho ông là người học rộng hiểu nhiều thế nào được "


(Liệt Tử)




LỜI BÀN:
Buổi sáng, buổi trưa, mặt trời ở cách trái đất cũng không
phải lúc gần, lúc xa gì cả. Nếu buổi sáng, thấy mát, buổi trưa thấy nóng
hơn, chẳng qua là tại tia nóng mặt trời chiếu vào chỗ ta ở trên mặt
đất, buổi sáng còn chếch, buổi trưa mới thẳng. Vả chẳng buổi sáng, còn
những sương móc ban đêm chưa tan hết cho nên mát hơn buổi trưa là lúc
khí nóng tụ tích mãi vào, cho nên nhiệt độ càng cao. Còn nếu buổi sáng,
trông mặt trời to, buổi trưa trông mặt trời nhỏ, chẳng qua là một cỏi
hoãn hình của con mắt trông như thế mà thôi. Mặt trời đâu vẫn ở đó. Trái
đất xoay chung quanh mặt trời. Lúc mặt trời mọc, con mắt trông chếch,
đến buổi trưa, con mắt trong thẳng mà lại trông qua từng không khí, cho
nên thấy to nhỏ khác nhau. Vậy chỉ tại người trông hóa to, nhỏ, chớ
không phải chính mặt trời xa, gần gì cả. Ấy đại để bây giờ thì ta giải
nghĩa như thế. Nhưng ở vào cái đời ông Khổng, khoa học chưa có mấy, thì
xem hai đứa bé suy lý với nhau, đứa nào cũng phải, khó lòng mà quyết
định được thật. Vả lại ngừơi ta thông minh, thánh trí đến đâu cũng không
sao biết cho hết mọi sự vật được. Vì rằng đời người sống có hạn, mà sự
trí thức thì mông mênh, không bờ bến nào!




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyTue May 08 2012, 12:30

CÁCH PHỤC LÒNG NGƯỜI


Mình làm người sang trọng giàu có, thì cớ nên kiêu sa.

Mình là bậc trông minh tài trí, thì chớ nên khinh ngạo.

Mình có sức lực khỏe mạnh, thì chớ nên đè nén người.

Mình ăn nói linh lợi, thì chớ nên dối trá người.

Mình còn kém thì phải học, chưa biết thì phải hỏi.

Ðối với làng nước, thì phải giữ cái trật tự trên dưới.

Ðối với người nhiều tuổi, thì phải giữ cái nghĩa con em.

Ðối với người bằng vai, thì phải giữ cái nghĩa bầu bạn.

Ðối với lũ trẻ thơ, thì phải dạy bảo khoan dung.

Như vậy thì ai cũng yêu, ai cũng kính, không ai tranh giành với
mình. Tâm địa rộng rãi thênh thang như trời đất, thì bao bọc được cả
muôn loài.

(Hàn Thi Ngoại Truyện)




LỜI BÀN:

Muốn cho người tâm phục, không phải lấy tiền tài hay quyền thế mà
khiến được, tất phải biết cách cư xử với người cho phải đạo thì mới
được. Bài này chính tóm tắt mấy câu về cái đạo ấy. Ðoạn trên cốt ngăn
ngừa mấy câu, cái ác tính thường kẻ hơn người hay mắt phải. Ðoạn dưới
nói cách ăn ở với mọi bậc người trong xã hội. Nói tóm lại khiêm nhã kính
ái là một phương pháp rất hay để ở đời.




CHÚ THÍCH:

Hàn Thi Ngoại Truyện: là bộ sách chép những câu nói đời xưa, dưới
mỗi bài có những chứng dẫn mấy câu thơ của Hàn Anh làm. Hàn Anh là
người đời nhà Hán làm bác sĩ đời vua Văn Ðế lấy những ý trong thơ của
người ta mà làm Nội, Ngoại truyện gọi là Hàn Thi, bây giờ chỉ còn ngoại
truyện mà thôi.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyTue May 08 2012, 12:32

LÒNG CƯƠNG TRỰC


Thôi Trữ là quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công, bèn hội
họp sĩ phu lại ăn thề. Ai nấy đều sợ hãi, răm rắp vâng lời. Duy có Án
Tử nghiễm nhiên như không nhất quyết không chịu thề.

Thôi Trữ bảo Án Tử: "Ngươi nghe ta. Ta lấy được nước thì ta cho một nửa. Nhược bằng không nghe, ta giết ngay lập tức."

Lúc ấy, bốn mặt quân lính hầm hầm những muốn đưa gươm giáo ra đâm
chém Án Tử. Chết đến nơi, mà Án Tử vẫn không biến sắc mặt, ung dung nói
rằng: "Lấy lợi nhử người ta, mà bảo người ta phải bội quân thượng là
bất nhân, lấy binh khí hiếp người ta mà làm người ta mất chí khí là bất
dũng. Giết thì giết, ta đây không theo việc nhà ngươi làm."

Thôi Trữ nghe nói, không dám làm gì Án Tử. Án Tử đứng dậy ung dung bước ra.

(Tả Truyện)




LỜI BÀN:

Cường quyền thường muốn át công lý, tuy vậy công lú vẫn hay uốn
được cường quyền. Thôi Trữ mạnh biết bao nhiêu, mà chỉ một câu nói của
Án Tử cũng đủ làm cho phải lùi. Thế mới hay cái lòng người, cái lẽ phải
có sức hơn là mũi gươm, ngọn giáo. Những người có lòng trung nghĩa, có
tính cương quyết như Án Tử, cứng như sắt, đỏ tựa son, dù nguy cấp thế
nào cũng không đổi đại tiết chính là những người giữ được công lý để đối
phó với cường quyền.




CHÚ THÍCH:

Cương trực: cứng rắn, ngay thẳng.

Quyền thần: người bầy tôi chiếm hết cả quyền của vua chúa.

Sĩ: quan nhỏ.

Phu: quan to.

Ăn thề: giết một con vật lấy máu cùng uống mà thề ước với nhau làm một việc gì.

Tả Truyện: Sách của Tả Khưu Minh nhà Chu làm, kể những sự về lịch sử thời Xuân Thu.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyTue May 08 2012, 12:33

TRÍ, TRUNG, DŨNG.


Nước Trần bị nước Sở đánh, phá tan mất cửa thành bên Tây. Sau người Sở bắt dân nước Trần ra tu bổ lại cửa thành ấy.

Một hôm đức Khổng Tử đi xe qua đấy, không cúi đầu vào miếng gỗ
trước xe. Thầy Tử Cống dừng cương lại, hỏi:
-"Cứ theo lễ, đi xe qua chỗ ba người, thì phải xuống, qua chỗ hai người,
thì phải cúi đầu vào miếng gỗ trước xe để tỏ lòng kính trọng. Nay quan,
dân nước Trần sửa sang cửa thành biết bao nhiêu là người, thế mà thầy
đi qua, không có lòng kính trọng, là cớ làm sao?

-Đức Khổng Tử nói:
"Nước mất, mà không biết, là bất trí ; biết, mà không lo liệu, là bất
trung ; lo liệu, mà không liều chết là bất dũng. Số người nước Trần tuy
đông, mà ba điều ấy không biết được một, thì bảo ta kính làm sao được!

(Hàn Phi Tử)




Lời bàn:

Cứ theo cổ lễ rất phiền (ba người xuống xe) nhưng đức Khổng tử
vốn là người hay giữ lễ nên thầy Tử Cống mới hỏi. Đức Khổng Tử đáp thế, ý
hẳn quan dân nước Trần bấy giờ ai nấy đều ra dáng vui vẻ, hình như
không còn ai biết đến nước là gì. Nếu quả vậy thì có người cũng như
không, ngài không kính rất là phải, ví rằng: "Ngu dân bách vạn vị chi vô
dân", nghĩa là nhân dân ngu dại thì tuy dân số nhiều đến trăm vạn, cũng
đáng bảo là không có người dân nào.




Giải nghĩa:

Tu bổ: sữa sang chữa lại.

Bất trí: ngu dại không biết phải trái.

Bất trung: chểnh mảng không hết lòng với vua, với nước.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyTue May 08 2012, 12:36

BIẾT LẼ NGƯỢC, XUÔI


Việc đời có lắm cái hình như ngược, mà thật thì xuôi, có lắm cái
hình như xuôi, mà thật ra lại ngược. Ai biết rõ việc thật ngược, xuôi
thế nào, người ấy mới là người tinh đời. Phàm cái gì đã đến cùng cực thì
tất nhiên phải quay trở lại; dài quá thì tất phải ngắn dần đi; ngắn quá
thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lẽ tự nhiên như thế.

Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh nước Trần, sai người sang dò. Người ấy về nói: “Nước Trần không nên đánh."

Trang vương hỏi: “Tại làm sao?

Người ấy thưa rằng: "Nước Trần thành cao, hào sâu, kho tàng súc tích nhiều."

Triều thần có người Ninh Quốc nói: “Như thế thì nước Trần nên
đánh lắm. Nước Trần vốn là nước nhỏ, mà kho tàng súc tích nhiều thì chắc
là thuế má nặng. Thuế má nặng thì tất dân oán vua. Thành cao, hào sâu
thì phục dịch nhiều. Phục dịch nhiều, thì tất dân kiệt sức. Nếu ta đem
quân sang đánh, tất lấy được Trần.”

Vua Trang Vương nghe lời, cất quân đánh, quả lấy được nước Trần.

(Lã Thị Xuân Thu)





Lời bàn:

Bài này có hai đoạn: Đoạn trên nói cái lẽ ngược, xuôi, đoạn dưới
dẫn một câu thí dụ. Ở đời có lắm cái tưởng là xuôi, mà thực là ngược, có
lắm cái cho là ngược, mà thực là xuôi. Ngược, xuôi điên đảo rất là khó
phân. Chỉ có người nào không chịu xét bề ngoài, biết cái đầy, vơi, tròn,
khuyết, dài, ngắn, đắp đổi cho nhau là mới đóan trúng được. Như người
sứ đây, đến tận nơi, mắt trông thấy thế nào chỉ biết có thế thôi, chớ
Ninh Quốc vẫn ở nhà, lấy cái lý mà biết rõ được, cái tình hình ở bên
trong thực là người cao đoán vậy.




Giải nghĩa:

Dài quá thì ...: câu này ý nói đầy, vơi, tròn, khuyết, dài, ngắn,
thường hay đắp đổi cho nhau. Thí dụ như ngày hạ chí là ngày dài nhất
trong một năm, thì những ngày sau ngày hạ chí tất cứ mỗi ngày mỗi ngắn
dần, lại ngày đông chí là ngày ngắn nhất thì những ngày sau ngày đông
chí lại dài dần mãi ra.

Kinh: cũng là tên nước Sở.

Súc tích: chứa chất để dành.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyTue May 08 2012, 12:37

TÀI NGHỆ CON LỪA


Đất Kiểm xưa nay vốn không có lừa. Có người hiếu sự, tải một ít
lừa đến đấy nuôi.
Lừa thả ở dưới chân núi. Buổi đầu, hổ trong núi ra, trông thấy lừa, cao
lớn, lực lưỡng tưởng là loài thần vật mới giáng sinh. Lại thấy lừa kêu
to, hổ sợ quá, cong đuôi chạy. Dần dần về sau hổ nghe quen tiếng, thấy
lúc nào lừa kêu cũng thế lấy làm khinh thường. Một hôm, hổ thử vờn, nhảy
xông vào đầu lừa. Lừa giận quá, giơ chân đá, đá đi đá lại quanh quẩn
chỉ có một ngón đá mà thôi. Hổ thấy vậy, mừng bụng bảo dạ rằng: “Tài
nghệ con lừa ra chỉ có thế mà thôi!” Rồi hổ gầm thét chồm lên, vồ lừa,
cấu lừa, cắn lừa, ăn thịt lừa đoạn rồi đi.

(Liễu Tôn Nguyên)




Lời bàn:

Bài này có ý nói: Ở đời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là
lạ, thì còn ưa, còn sợ, đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường,
chẳng coi vào đâu nữa. Nhác trông ngỡ tượng tô vàng, nhìn ra mới biết là
chẫu chàng ngày mưa. Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không
biết giữ thân cho kín đáo, để đến nổi người ta dòm được tâm thuật của
mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn
bây giờ vẫn thường hay dùng hai chữ “kiềm lô” (lừa đất Kiểm) để chỉ
những người tài nghề kém cỏi, không có gì lạ.




Giải Nghĩa:

Kiểm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam ngày nay.

Hiếu sự : hay bày việc, sinh việc.

Liễu Tôn Nguyên: tên tự là Tử Hậu, tính nhanh tuyệt vời, văn
chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ làm quan Thứ sử, là một bậc danh nhân đời
nhà Đường.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyTue May 08 2012, 12:39

ĐÁNH ĐÀN


Vua nước Tề thích nghe sáo. Có kẻ muốn cầu chút công danh, đem
đàn đến đứng trước cửa Nhà vua mà đánh. Đánh luôn ba năm, mà vua không
hỏi tới. Anh ta giận lắm, gắt mà nói rằng: “Ta đánh đàn đến cả quỷ thần
cũng phải say mê, thế mà vua không biết cho ta!”

Có người nghe nói, cười mỉa, bảo rằng: "Vua thích nghe tiếng sáo,
nhưng vua không thích nghe đàn, thì làm sao được? Thế là bác chỉ giỏi ngón đàn, chớ không khéo cầu công danh ở nước Tề này vậy!”




Lời bàn:

Đem đàn ra đánh cho người thích nghe sáo, mà cầu cho người ta ưa
mình, thì chẳng là khờ vụng lắm ư! Cho nên mình tuy có tài, muốn thi thố
cái tài, thì phải dò trước xem người dùng mình có ưa cái tài ấy không.
Bằng không, mà mình cũng cứ phô tài, thì chẳng những việc muốn cầu không
được, mà lại để thiên hạ người ta chê cười cho nữa.




Giải Nghĩa:

Công danh: công là khó nhọc mà được việc, danh là tiếng tăm; công danh là đem sự khó nhọc ra để được danh giá.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Ntd Hoa Viên

Ntd Hoa Viên



Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa EmptyTue May 08 2012, 12:42

THỔI SÁO

Vua Tuyên Vương nước Tề thích nghe sáo, và lúc nào muốn nghe, bắt
ba trăm người cùng thổi một loạt. Trong ba trăm người ấy, có Đông Quách
tiên sinh không biết thổi sáo, nhưng cũng lạm dự vào đây để kiếm lương
ăn.

Đến khi vua Tuyên Vương mất, vua Mẫn Vương nối ngôi, cũng thích
nghe sáo. Nhưng chỉ muốn nghe riêng từng người một mà thôi. Đông Quách
tiên sinh thấy thế, tìm đường trốn trước.

(Hàn Phi Tử)




Lời bàn:

Những kẻ vô tài, gặp may nhờ dịp, mà được làm quan, có khác gì
Đông quách tiên sinh nói trong chuyện này? Những khi ồ ạt, gọi là có mặt
cho đủ số, thì còn giữ được địa vị, chứ đến khi khảo sát từng người một
thì tài nào mà không bị thải.




Giải nghĩa:

Đông Quách tiên sinh : bấy giờ các nhà làm văn thường dùng bốn
chữ này để chế nhạo những người vô tài mà lạm dự vào một địa vị nào.
Chính nghĩa bốn chữ ấy là nhà thầy (tiên sinh) họ Đông Quách hay ở ngoài
thành bên phía đông (Đông Quách)

Lạm dự: ăn may mà được hưởng một phần quyền lợi quá tài đức mình.




<<< Quay lại mục lục
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Cổ Học Tinh Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cổ Học Tinh Hoa   Cổ Học Tinh Hoa Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Cổ Học Tinh Hoa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
 Similar topics
-
» Tình ơi... tình quá bẽ bàng, có duyên không nợ hai hàng lệ tuôn!
» Khúc Nhạc Tình Yêu & Câu Chuyện Tình
» KHÚC TÌNH ĐÊM (Họa: Mảnh Tình Tan - Thơ THNN)
» GIỌT LỆ TÌNH XA (TÌNH KHÚC - NGUYỄN VĂN THƠ)
» NHẬT KÝ NÉT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
HOA VIÊN :: VƯỜN THƠ - VĂN :: VĂN HỌC :: Hoa Thơm Cỏ Lạ-
Chuyển đến